+Aa-
    Zalo

    Bệnh tiêu chảy cấp tăng cao vào đông xuân, cha mẹ cần đề phòng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bệnh tiêu chảy cấp sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Thời gian khởi phát dịch tiêu chảy cấp rơi vào đông xuân, khoảng từ tháng 10 đến tháng 4

    Bệnh tiêu chảy cấp sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Thời gian khởi phát dịch tiêu chảy cấp rơi vào đông xuân, khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm.

    Trẻ nhỏ thường nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu và thời tiết, trong khi virus Rota luôn rình rập xung quanh. Chúng tấn công mạnh nhất vào giai đoạn đông xuân, từ tháng 10 đến tháng 4. Theo thông tin của Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm, có khoảng 453.000 trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới tử vong do virus Rota.

    Trẻ 6-24 tháng tuổi dễ nhiễm virus Rota nhất, bởi đang trong thời kỳ tập bò, cầm nắm đồ vật và đưa vào miệng.

    Nếu tiêu chảy kèm nôn nhiều có thể gây tình trạng mất nước nguy hiểm dẫn đến trụy tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng.

    Tại Việt Nam, tiêu chảy do virus Rota thuộc nhóm 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh phổ biến, song dễ nhầm lẫn với chứng tiêu chảy do các nguyên nhân khác. Vì thế, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ các biểu hiện, triệu chứng của bệnh để phát hiện đúng bệnh, kịp thời.

    Nếu tiêu chảy kèm nôn nhiều có thể gây tình trạng mất nước nguy hiểm dẫn đến trụy tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

    Nguyên nhân

    Bệnh tiêu chảy cấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như do các loại vi trùng tả, thương hàn, kiết lỵ; các loại virus đường ruột như rotavirus, entenovirus; do ký sinh trùng đường ruột…

    Biểu hiện của bệnh

    - Tiêu chảy liên tục, ngay từ lần đầu tiên đi ngoài đã là dạng “tháo cống”, toàn nước trắng đục.

    -  Ít khi đau bụng

    - Thường không sốt, thậm chí tay chân và người có thể lạnh.

    - Hầu hết các ca bệnh đều nôn mửa.

    Cần làm gì khi có triệu chứng nghi bị tiêu chảy cấp?

    - Đưa ngay đến cơ sở y tế: Trong tình hình bệnh tiêu chảy cấp có thể lan rộng thành dịch và bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai. Vì vậy khi phát hiện có những biểu hiện đi tiêu phân lỏng và nôn nhiều lần trong ngày phải đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị. Do bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm vì tình trạng mất nước có thể dẫn đến tử vong, do đó việc bù nước là cực kỳ quan trọng.

    - Bù nước: Bù nước bằng cách cho uống dung dịch ORS (nước biển khô); Cho uống nước cháo muối; Uống nước muối đường; Uống các loại nước trái cây như: nước dừa, nước cam, nước chanh, …

    - Người bệnh cần ăn thêm những thức ăn loãng dễ tiêu như cháo thịt, cá, súp, … để giúp có sức khỏe.

    - Đối với trẻ em nếu bị tiêu chảy thì vẫn cho trẻ bú, ăn bình thường. Có thể chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần. Nếu trẻ bị ói, đi tiêu nhiều lần cần cho trẻ uống nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất.

    - Đối với thai phụ nếu bị tiêu chảy cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn và điều trị. Không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tự chữa bệnh.

    Cách phòng bệnh tiêu chảy cấp?

    Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

    Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu. Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào cầu tiêu, cho vôi bột, Cloramin B … vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn. Tránh tập trung ăn uống đông người như đám tang, đám cưới, đám giỗ. Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.

    An toàn vệ sinh thực phẩm

    Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín uống sôi. Không ăn rau sống, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…

    Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

    nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ không để bị ô nhiễm nhất là đối với các huyện vùng lũ, việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày là rất quan trọng. Tất cả các nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hoá chất Cloramin B. Không đổ chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Không vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông.

    Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

    Mỹ An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/benh-tieu-chay-cap-tang-cao-vao-dong-xuan-cha-me-can-de-phong-a211834.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan