+Aa-
    Zalo

    Bệnh cảm cúm ở trẻ và giải pháp toàn diện nhờ lợi khuẩn hô hấp Subavax

    • Vân AnhDSPL

    (ĐS&PL) - Trẻ bị sụt sịt sổ mũi do cảm cúm là tình trạng phổ biến. Để giảm triệu chứng và giảm tần suất trẻ bị bệnh, nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn nhỏ/xịt mũi họng Subavax.

    Nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ

    Cảm cúm là một trong những bệnh lý phổ biến có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em. Cảm cúm do virus gây ra, thường gặp nhất là 3 chủng:

    - Virus cúm A là một trong những nhóm virus cúm được phát hiện đầu tiên và phổ biến nhất. Thống kê cho thấy, có khoảng 75% số ca nhiễm cúm ở người đều liên quan đến virus cúm A.

    - Virus cúm B là một nhóm virus cúm khá lành tính, thường không gây ra triệu chứng nặng. Loại virus này chiếm khoảng 25% số ca bệnh bị cúm.

    - Virus cúm C ít gặp và gây ra các triệu chứng nhẹ. Các triệu chứng thường xuất hiện ở đường hô hấp trên và rất hiếm khi gây biến chứng xuống đường hô hấp dưới.

    Cảm cúm là bệnh lý phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ

    Cảm cúm là bệnh lý phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ

    Virus thường xâm nhập vào cơ thể qua đường mắt, mũi, miệng, hoặc qua việc tiếp xúc với giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Một số trường hợp ít gặp có thể nhiễm virus thông qua tiếp xúc với các vật dụng chứa virus.

    Trẻ em dễ bị cảm cúm do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Thêm vào đó, trẻ thường tham gia nhiều hoạt động trong trường học hoặc khu vui chơi, là những nơi mà vi khuẩn và virus có thể lây lan một cách nhanh chóng.

    Triệu chứng trẻ bị cảm cúm là gì?

    Cha mẹ cần chú ý đến một số triệu chứng cảm cúm ở trẻ, để có biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời. Khoảng 2 - 3 ngày sau khi bị nhiễm virus, trẻ thường có những biểu hiện tại mũi, xoang và họng.

    Tuy nhiên, triệu chứng cảm cúm thường kéo dài trong khoảng 1 tuần, phổ biến như:

    - Tắc nghẽn mũi, khó thở, hắt hơi.

    - Chảy nước mũi và mắt.

    - Ho, đau họng, viêm họng.

    - Biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ

    - Trẻ có cảm giác mệt mỏi toàn thân.

    Bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ gây nhiều triệu chứng khác nhau

    Bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ gây nhiều triệu chứng khác nhau

    Mặc dù cảm cúm thường tự khỏi, nhưng cũng có những trường hợp nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính và các nhiễm trùng thứ cấp khác. Do đó, nếu triệu chứng không giảm trong thời gian ngắn, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.

    Đặc biệt, khi trẻ xuất hiện những triệu chứng sau hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay:

    - Trẻ từ 1 - 4 tháng tuổi, sốt tới 38 độ C.

    - Sốt tăng hoặc kéo dài hơn 2 ngày.

    - Triệu chứng không được cải thiện hoặc có dấu hiệu tăng cường.

    - Trẻ bị ho, khó thở, thở khò khè.

    - Trẻ không chú ý đến việc ăn uống, mệt mỏi.

    - Trẻ có biểu hiện ngủ ít, khó ngủ hoặc có dấu hiệu rối loạn ý thức.Việc quan tâm và theo dõi sát sao các triệu chứng đặc biệt đối với trẻ em là điều quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tình hình bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.

    Điều trị cảm cúm ở trẻ nhỏ như thế nào?

    Cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe của con để có biện pháp chăm sóc trẻ tốt nhất, lưu ý những điểm sau:

    - Hạ sốt cho trẻ bằng thuốc chứa acetaminophen với liều lượng 10-15 mg/kg/lần, cách 4-6 giờ/lần khi trẻ sốt từ 38.5 độ C trở lên. Tuyệt đối không sử dụng quá 6 lần/ngày.

    - Rửa sạch mũi và họng cho trẻ: trẻ nhỏ có thể nhỏ rửa mũi, còn trẻ lớn hơn có thể sử dụng dạng xịt, khoảng 3-4 lần/ngày.

    - Bổ sung cho trẻ thức ăn dễ tiêu hóa, đủ dinh dưỡng, nên chia nhỏ thành nhiều bữa.

    - Khuyến khích trẻ uống nước hoa quả và nước ấm đầy đủ.

    - Có thể sử dụng một số biện pháp dân gian giúp giảm triệu chứng ho và đờm như: hấp quất với mật ong, hấp húng chanh với đường phèn, hấp hoa hồng bạch với mật ong, ngâm chân trong nước ấm, thoa dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ,...

    Cha mẹ có thể sử dụng một số biện pháp dân gian để giảm nhẹ triệu chứng cảm cúm ở trẻ

    Cha mẹ có thể sử dụng một số biện pháp dân gian để giảm nhẹ triệu chứng cảm cúm ở trẻ

    Nếu sau 2-3 ngày, triệu chứng không giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời:

    - Sốt cao không hạ hoặc gây co giật.

    - Trẻ có triệu chứng như li bì, mệt mỏi, nôn mửa.

    - Ho kéo dài, khò khè, khó thở và có biểu hiện da tím tái.

    - Thở nhanh hơn bình thường (trên 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, trên 50 lần/phút ở trẻ từ 2 - 12 tháng tuổi, trên 40 lần/phút ở trẻ từ 12 - 60 tháng tuổi).

    - Các triệu chứng như lõm lồng ngực, thở rít khi nằm yên.

    Làm sao để hạn chế nguy cơ trẻ bị cảm cúm?

    Trong giai đoạn chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển mạnh và xâm nhập cơ thể, việc duy trì sức đề kháng và hệ miễn dịch là việc rất quan trọng để trẻ tránh bị cảm cúm. Dưới đây là một số biện pháp cha mẹ có thể cùng trẻ thực hiện để phòng ngừa cảm cúm:

    - Hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hay dùng chung đồ với người khác để tránh lây lan.

    - Vệ sinh nơi ở, nơi học tập: Giữ cho nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng đãng. Khử trùng đồ dùng trong nhà để ngăn vi khuẩn tích tụ và phát triển.

    - Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch bằng nước rửa tay hoặc xà phòng. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và virus mà trẻ có thể tiếp xúc trong môi trường hàng ngày.

    Rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ trẻ bị cảm cúm

    Rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ trẻ bị cảm cúm

    Nhỏ/xịt lợi khuẩn Subavax - Hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng cảm cúm ở trẻ, giúp nâng cao sức đề kháng đường hô hấp

    Bên cạnh đó, để nâng cao sức đề kháng hệ hô hấp cho trẻ, giảm nguy cơ bị cảm cúm, cha mẹ nên chú trọng bổ sung cho con lợi khuẩn đường hô hấp. Tiêu biểu hiện nay dòng lợi khuẩn hô hấp được nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn đó là nhỏ và xịt mũi họng Subavax.

    Khi lợi khuẩn Subavax được đưa vào niêm mạc mũi và họng, chúng sẽ kích thích cơ thể sản xuất kháng thể IgA, tạo nên một “hàng rào” bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh trong môi trường như vi khuẩn, virus, nấm,...

    Đồng thời, lợi khuẩn sẽ duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh trong niêm mạc mũi và họng, giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp cũng như hỗ trợ quá trình làm lành các tổn thương.

    Subavax - Hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng cảm cúm ở trẻ, giúp nâng cao sức đề kháng đường hô hấp

    Subavax - Hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng cảm cúm ở trẻ, giúp nâng cao sức đề kháng đường hô hấp

    Bổ sung lợi khuẩn hô hấp thường xuyên không chỉ giúp chống viêm nhiễm, giảm triệu chứng như ho, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ngăn ngừa khả năng bệnh tái phát, mà còn thúc đẩy sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, từ đó giúp bé ít bị ốm hơn, hệ hô hấp luôn khỏe mạnh.

    Đặc biệt nhỏ/xịt lợi khuẩn Subavax có tới 15 - 20 tỷ lợi khuẩn được ứng dụng công nghệ bao vi nang hiện đại, giúp lợi khuẩn bền vững, sống sót đến niêm mạc hô hấp và phát huy tác dụng.

    Nhỏ/xịt lợi khuẩn Subavax là giải pháp cho thấy có tới 97% người dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả giảm sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau họng theo khảo sát mới nhất năm 2023 của Tạp chí Kinh tế Việt Nam.

    Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cha mẹ nên bổ sung lợi khuẩn hô hấp Subavax cho trẻ theo liệu trình kéo dài từ 3 - 6 tháng.

    Cảm cúm là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến trẻ em, đặc biệt giai đoạn sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Do đó khi có các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ, cha mẹ cần nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời. Đừng quên bổ sung lợi khuẩn hô hấp Subavax cho trẻ thường xuyên, giúp trẻ giảm viêm ho, mẹ khỏi lo con ốm.

    * Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

    * Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/benh-cam-cum-o-tre-va-giai-phap-toan-dien-nho-loi-khuan-ho-hap-subavax-a424069.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.