+Aa-
    Zalo

    Bệnh bạch hầu lây như thế nào? Cách phòng tránh bệnh bạch hầu

    (ĐS&PL) - Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm, hay gặp ở trẻ độ tuổi dưới 15. Bệnh có thể dễ lây lan qua nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là đối với trẻ nhỏ không được tiêm chủng.

    Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có xuất hiện giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, da, các màng niêm mạc khác như kết mạc thậm chí là bộ phận sinh dục. Các ca bệnh lâm sàng có thể dễ dàng nhận thấy như:

    Viêm họng, mũi, thanh quản với biểu hiện họng đỏ, nuốt đau, da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ người bệnh.

    Người bệnh khi khám thấy giả mạc trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh vùng viêm, nếu bị bong tróc ra sẽ bị chảy máu. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyêt.

    Bạch hầu thanh quản là thể bệnh bạch hầu nặng nhất ở trẻ em với biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc. Bên cạnh đó còn có biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh cảm giác hoặc viêm cơ tim. Trường hợp bạch hầu thanh quản nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong lên đến 5-10% ca mắc bệnh.

    Triệu chứng của bệnh bạch hầu

    Người bệnh bạch hầu sẽ có biểu hiện các triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Quá trình mắc bệnh, sau 2-3 ngày xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hành hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc của người bệnh dài, dễ chảy máu và dính. Có thể nói đây là dấu hiệu điển hình và quan trọng nhất để nhận biết bệnh bạch hầu.

    Bên cạnh đó người bệnh có dấu hiệu khó nuốt, khó thở. Thời gian 6-10 ngày là thời điểm quan trọng để điều trị hoặc có thể khỏi hoặc trở nên trầm trọng, thậm chí là gây ra tử vong. Khi bệnh trở nặng, người bệnh có các biểu hiện như sung to cổ, khó thở, rối loạn tim, khàn tiếng, liệt dần...

    Các trường hợp người bệnh mắc bệnh bạch hầu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng sẽ dẫn đến các biến chứng viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, dẫn truyền cơ tim, đột ngột trụy tim mạch và cuối cùng dẫn đến nguy cơ tử vong nhanh chóng. Người bệnh cũng có thể bị viêm cơ tim và van tim, sau thời gian sẽ chuyển thành bệnh tim mãn tính, suy tim. Ngoài ra, người bệnh bạch hầu cũng có thể bị thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy, vỏ thượng thận do bệnh bạch hầu biến chứng.

    Bệnh bạch hầu lây như thế nào? Cách phòng tránh bệnh bạch hầu.

    Bệnh bạch hầu lây như thế nào? Cách phòng tránh bệnh bạch hầu.

    Đường lây nhiễm của bệnh bạch hầu

    Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Ngoài ra vi khuẩn cũng truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh.

    Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác thông qua các hình thức nói trên.

    Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh bạch hầu

    Tiêm chủng vaccine bạch hầu cho: trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi, người cao tuổi có bệnh nền mạn tính, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ chuẩn bị manng thai, người sống trong gia đình có người mắc bạch hầu, người chăm sóc bệnh nhân bạch hầu…

    Tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu.

    Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người dân toàn quốc để cung cấp những thông tin cần thiết về triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

    Đeo khẩu trang đi ra đường để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

    Nên rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

    Không gian sống cần được thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

    Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, rửa sàn nhà, quần áo, chăn mền, các đồ dùng…

    Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/benh-bach-hau-lay-nhu-the-nao-cach-phong-tranh-benh-bach-hau-a442870.html
    Ai cần tránh hoặc hạn chế ăn ít lạc?

    Ai cần tránh hoặc hạn chế ăn ít lạc?

    Mặc dù lạc (đậu phộng) là loại thực phẩm bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số nhóm người nên hạn chế hoặc tránh ăn lạc để đảm bảo sức khỏe.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ai cần tránh hoặc hạn chế ăn ít lạc?

    Ai cần tránh hoặc hạn chế ăn ít lạc?

    Mặc dù lạc (đậu phộng) là loại thực phẩm bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số nhóm người nên hạn chế hoặc tránh ăn lạc để đảm bảo sức khỏe.