Trường hợp bé quấy khóc đêm là bình thường
Trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng thường hay khóc về đêm. Tuy nhiên, nếu bé quấy khóc đêm trong những trường hợp sau thì bố mẹ không cần quá lo lắng nhé:
- Trẻ khóc đêm do đói: Vì dạ dày của bé rất nhỏ nên mỗi cữ ăn được rất ít, cần ăn nhiều bữa mới đủ lượng cho con, thông thường từ 2-3 tiếng/ lần. Tuy nhiên, khóc là dấu hiệu sau cùng, khi bé đói sẽ có thói quen mút ngón tay hoặc liếm môi. Mẹ nên kiểm tra đồng hồ và xem đã bao lâu kể từ lần cuối cùng để xác định con có đói không.
- Trẻ khóc đêm do cần được thay tã: Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu nếu bỉm ướt, nặng và bẩn…. Khi đó, trẻ sẽ quấy khóc to để ra tín hiệu cho bố mẹ biết rằng bé muốn được thay tã. Lúc này, mẹ nên kiểm tra và nhanh chóng vệ sinh cho bé nhé.
- Trẻ quấy khóc do nóng hoặc lạnh: Một trong những nguyên nhân chính khiến bé quấy khóc, ngủ không ngon là do nhiệt độ. Mẹ không nên quấn con quá kỹ, hay sợ con lạnh vì thân nhiệt của trẻ sơ sinh cao hơn người lớn. Nếu mặc quá nhiều quần áo có thể khiến bé nóng, thậm chí gây ra tình trạng rôm sảy.
- Trẻ quấy khóc do mọc răng: Trẻ sơ sinh từ 5 tháng tuổi đã mọc chiếc răng đầu tiên. Việc mọc răng khiến nướu bé đau, ngứa nên có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
Trường hợp bé quấy khóc đêm là bất thường
Mẹ nên cẩn thận hơn nếu bé quấy khóc đêm liên tục, dài ngày kèm theo một số biểu hiện như sau:
1/ Trẻ quấy khóc đêm kèm theo biểu hiện giật mình:
Đây có thể là biểu hiện trẻ thiếu vitamin D. Khi thiếu vitamin D, trẻ thường hay quấy khóc, ngủ khó, ngủ không yên giấc và hay giật mình do cơ thể không hấp thu đủ Canxi. Trẻ thiếu vitamin D sẽ khiến xương kém phát triển, cơ chân tay đau mỏi, trẻ khó ngủ, hay trằn trọc. Ngoài biểu hiện quấy khóc đêm, mẹ có thể nhận biết trẻ đang thiếu vitamin D theo các biểu hiện như sau;
- Chân tay bứt rứt, thậm chí bị chuột rút khi vận động
- Rụng tóc vành khăn
- Chậm mọc răng, chậm biết bò, lẫy
Nếu trẻ quấy khóc đêm kèm đi ngoài bất thường có thể do con gặp bất thường ở hệ tiêu hóa. Khi tiêu hóa yếu, trẻ em rất dễ bị chướng bụng, khó tiêu, đau bụng… Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, khó chịu. Nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng viêm và tổn thương đường ruột mãn tính, dễ tái đi tái lại thường xuyên, thậm chí tái lại mãi không thể chữa khỏi.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa mãn tính sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng khiến bé không nhận đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết, gây thiếu chất, thiếu dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển…
Vì vậy, ba mẹ cần quan sát trẻ, phát hiện và điều trị sớm nếu bé bị rối loạn tiêu hóa để ngăn ngừa những diễn tiến xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con.
Quấy khóc đêm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bé?
Giấc ngủ rất quan trọng tới sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nếu trẻ không ngủ đủ sẽ chậm phát triển, thấp còi. Nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp, cũng có thể bị gián đoạn hormone tăng trưởng
Theo nghiên cứu của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ: trẻ không ngủ đúng giờ trong 3 năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, kỹ năng đọc và toán học. Theo đó, giấc ngủ là thời điểm bộ não nạp lại năng lượng, cũng như tiến hành quá trình nhận thức tích cực hơn.
Có thể thấy, vai trò của giấc ngủ có liên hệ mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên thời gian ngủ dài hay ngắn không quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ. Bé ngủ sâu, ngon giấc sẽ hấp thụ oxy, năng lượng và sản sinh nhiều hormone tăng trưởng hơn. Sáng hôm sau, trẻ sẽ có tâm trạng thoải mái, vui vẻ chơi đùa và lớn lên khỏe mạnh.
Những giải pháp giúp bé hết quấy khóc đêm
Với những bé quấy khóc đêm hay giật mình, hoặc có vấn đề về tiêu hóa thì mẹ hãy áp dụng những cách sau đây để con ngủ ngoan, tròn giấc.
1/ Bổ sung đầy đủ vitamin D cho bé
Việc bổ sung đầy đủ vitamin D là rất cần thiết để tăng hấp thu Canxi vào xương, trẻ sẽ không bị bứt rứt, cơ chân tay đau mỏi, từ đó sẽ ngủ ngoan hơn. Theo khuyến cáo từ WHO, mẹ nên bổ sung vitamin D cho bé từ 1 tháng tuổi để con hết quấy khóc đêm, nhanh biết bò, biết lẫy và tăng cường sức đề kháng
Mẹ bổ sung vitamin D với liều lượng khuyến cáo theo từng giai đoạn phát triển của con. Tránh trường hợp bổ sung thừa vitamin D vì có thể dẫn đến hậu quả Trẻ bị nôn trớ, tăng nồng độ Canxi, sỏi thận, mệt mỏi, chán ăn,...
2/ Bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bé
Một “chiếc bụng yếu” sẽ làm con bạn khó chịu, quấy khóc đêm và ngủ không sâu giấc. Hãy bổ sung thêm lợi khuẩn để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa để ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng khiến bé khó chịu và quấy khóc đêm nhiều.
TPBVSK Nhỏ giọt vitamin D Bebugod - Giải pháp giúp bé hết quấy khóc đêm, tăng sức đề kháng
Thay vì bổ sung vitamin D và lợi khuẩn riêng biệt, mẹ có thể lựa chọn sử dụng men phức hợp D3 Bebugold cho bé quấy khóc đêm nhiều. TPBVSK Nhỏ giọt vitamin D Bebugold với công thức ưu việt, chứa 3 thành phần trong 1: Vitamin D3, Lợi khuẩn Bacillus Clausii và vách tế bào lợi khuẩn Immunepath - IP giúp bé nhận đa công dụng: tăng hấp thu Canxi - bé hết quấy khóc đêm, nhanh biết bò; hỗ trợ hệ tiêu hóa - hết chướng bụng, táo bón, đi ngoài; tăng cường sức đề kháng - giảm ốm vặt.
Với công nghệ vách tế bào lợi khuẩn mới trong men phức hợp D3 Bebugold, sản phẩm giúp tăng cường hấp thu vitamin D3 và Canxi, ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa, giúp bé hết quấy khóc đêm, ngủ ngoan, đủ giấc từ đó phát triển chiều cao và cải thiện sức khỏe tinh thần.
Cha mẹ cần phân biệt được hiện tượng khóc đêm bất thường ở trẻ để kịp thời can thiệp. Cần đặc biệt chú ý đến em bé nếu trẻ quấy khóc đêm và kèm theo các biểu hiện như giật mình, biếng ăn, đi ngoài, táo bón,... thì nên áp dụng theo cách chuyên gia mách bảo ở trên nhé.
Cao Hà
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.