+Aa-
    Zalo

    Bật mí những loại cây giúp thanh lọc không khí

    (ĐS&PL) - Nhiều nghiên cứu chỉ ra, thực vật có khả năng hút bụi, hấp thụ các chất độc hại trong không khí như formaldehyde, benzen, toluene..., đặc biệt trong không gian kín, kém lưu thông khí. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ phòng.

    Nha đam

    bat mi nhung loai cay giup thanh loc khong khi1

    Nha đam (lô hội) lọc sạch không khí khỏi benzen và formaldehyde - các loại khí độc có thể gây ung thư được giải phóng từ các vật dụng bằng gỗ hoặc vật liệu như ván ép, ván sợi, vật liệu cách nhiệt; sơn; giấy dán tường; các sản phẩm tẩy rửa gia dụng; khói thuốc; keo dán... Loài cây này hấp thụ carbon dioxide (CO2), carbon monoxide (CO) và nhả khí oxy về đêm nên có thể đặt trong phòng ngủ.

    Nha đam có khả năng biểu thị lượng ô nhiễm trong không khí vượt quá mức cho phép qua những đốm nâu trên thân cây. Khi cây xuất hiện nhiều đốm nâu chứng tỏ không khí quanh khu vực đó bị ô nhiễm nặng.

    Cau kiểng

    Thanh Niên dẫn lời Bác sĩ chuyên khoa 2, Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3, cho biết, cau kiểng có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới, thường được tìm thấy ở các vùng của Ấn Độ và Philippines. Đây là loại cây nhiệt đới rất tốt cho việc sản xuất oxy. Nếu trong nhà có một hoặc hai bụi cau cảnh cây lớn có thể làm tăng mức oxy trong không gian sống.

    Cau kiểng cần đất ẩm vừa phải, ưa thích ánh sáng hắt chứ không cần ánh sáng trực tiếp nên phù hợp đặt trong nhà.

    Chúng không chỉ tạo ra hàm lượng oxy cao mà còn lọc sạch không khí, loại bỏ các chất ô nhiễm như formaldehyde, xylene, benzen và toluene. Điều này có lợi cho người bị viêm xoang, giúp cải thiện vấn đề hô hấp, làm thư giãn thoải mái tinh thần cho mọi người trong không gian sống.

    Cây lưỡi hổ

    bat mi nhung loai cay giup thanh loc khong khi2

    Cây lưỡi hổ có hiệu quả sản xuất oxy cao, có nguồn gốc từ châu Phi và Brazil. Bộ lá có vằn màu xanh đậm hoặc màu vàng nhìn rất đẹp mắt. Đây là một trong những loại cây trồng trong nhà được yêu thích nhất ngay cả trước khi người ta biết đến đặc tính tạo ra nhiều oxy của nó.

    Cây lưỡi hổ ưa ánh sáng gián tiếp, có thể chịu được một lượng ánh nắng trực tiếp ít. Có thể sống được trong các khu vực thiếu ánh sáng trong nhà. Loài cây này cũng có thể làm sạch không khí bằng cách hấp thụ formaldehyde, nitơ oxit, xylen, benzen và trichloroethylene.

    "Cây lưỡi hổ được cho là vẫn có thể tiếp tục sản xuất oxy ban đêm. Điều này giúp gia chủ ngủ ngon hơn vì cải thiện nhịp thở, giấc ngủ sâu hơn, khiến nó trở thành một loại cây tuyệt vời cho phòng ngủ", bác sĩ Vũ cho hay.

    Dương xỉ

    Loại cây này được mệnh danh là máy lọc không khí do có khả năng loại bỏ formaldehyde, một số kim loại độc hại như asen, thủy ngân,... và cải thiện độ ẩm trong không khí.

    Lan ý

    bat mi nhung loai cay giup thanh loc khong khi3

    Loài lan ý có thể cải thiện khoảng 60% chất lượng không khí trong nhà nhờ khả năng lọc sạch không khí khỏi nhiều chất độc hại như formaldehyde, trichloroethylene, xylene từ các động cơ xe, các loại sơn trong nhà; khí amoniac từ khói thuốc lá, linh kiện điện tử. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm mức độ bào tử nấm mốc trong không khí.

    Thường xuân

    Cây thường xuân giúp loại bỏ hơn 55% chất độc trong không khí như formaldehyde, aldehyde formic, benzene... Đồng thời, giúp hút bụi và lọc chất độc từ khói thuốc lá.

    Vạn niên thanh

    Loài cây này sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường, có tác dụng hút bụi, lọc không khí. Đặc biệt, cây vạn niên thanh có khả năng hút khí độc từ máy văn phòng như máy vi tính, máy in, loại bỏ formaldehyde và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác.

    Trầu bà

    Ngoài ưu điểm dễ trồng, dễ chăm sóc, sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường, cây trầu bà có khả năng hút bụi, lọc không khí hiệu quả.

    Cọ lá tre

    bat mi nhung loai cay giup thanh loc khong khi4

    Cây cọ lá tre được xem là máy lọc bụi và chất độc hữu hiệu cho không gian kín. Đồng thời, chúng cũng giúp tạo độ ẩm tự nhiên nhờ khả năng tạo ra một lít nước trong không khí mỗi ngày.

    Theo Vnexpress, ThS.BS Lã Quý Hương, khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội, cho biết với diện tích khoảng 185 m2, các gia đình nên trồng khoảng 15-20 cây, mỗi cây dùng chậu trên 15 cm2 và tập hợp nhiều cây thành một góc ở mỗi phòng để có chất lượng lọc khí tốt. Gia đình nên tìm hiểu trước những loại cây cảnh dự kiến sử dụng có gây độc với trẻ nhỏ, người bị dị ứng, vật nuôi hay không trước khi trồng. Bên cạnh đó, sự gia tăng số lượng cây cối cũng có thể ảnh hưởng đến độ ẩm và thúc đẩy sự phát triển, sinh sôi của nấm mốc. Vì vậy, bạn cần kiểm soát độ ẩm không khí trong nhà, đảm bảo đổ bỏ nước thừa trong khay hứng thường xuyên.

    Để không khí được cải thiện tốt nhất, bạn nên sử dụng thêm máy lọc không khí; mở cửa sổ hoặc quạt hút để tăng lưu thông khí; hút bụi trong nhà và lau bụi trên lá cây thường xuyên; giữ thảm lau chùi và rèm cửa sạch sẽ.

    Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bat-mi-nhung-loai-cay-giup-thanh-loc-khong-khi-a609053.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan