+Aa-
    Zalo

    Báo động nạn tự tử ở người già tại Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 12/8 có bài viết phân tích sâu sắc về vấn đề nạn tự tử ngày càng gia tăng trong trong lứa tuổi già đặc biệt ở khu vực nông thôn TQ.

    (ĐSPL) – Tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 12/8 có bài viết phân tích về nạn tự tử ngày càng gia tăng trong trong lứa tuổi già đặc biệt ở khu vực nông thôn Trung Quốc và điều này không dễ dàng giải quyết trong một sớm một chiều.
    Lin Muwen, một người đàn ông 69 tuổi sau khi tắm rửa sạch sẽ, ông tự đốt vàng mã cho mình rồi quyết định uống thuốc sâu tự tử. Ngọn lửa tắt cũng là lúc người đàn ông nghèo khó vĩnh viễn không bao giờ có thể trở lại cuộc sống.
    Báo động nạn tự tử ở người già diễn ra ngày tại Trung Quốc

    Người già tự tử như ông Lin không phải chuyện hiếm ở Trung Quốc ngày nay.

    Những người dân làng quen biết ông Lin cho biết: “Ông ấy đã chuẩn bị sẵn cho ngày này từ trước đó rất lâu”. Ông Lin sống tại huyện Kinh sơn, gần Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Có người đồn rằng mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” của ông Lin với con dâu là nguyên nhân khiến ông tự tử.
    “Thậm chí ông Lin còn cẩn thận đốt vàng mã cho chính bản thân bởi ông nghĩ rằng các con sẽ không làm điều này”, một người dân làng cho biết.
    Trường hợp của ông Lin không phải là hiếm ở những khu vực nông thôn Trung Quốc, theo ông Liu Yanwu, giảng viên khoa xã hội học của trường Đại học Vũ Hán cho biết. Ông Liu Yanwu đã trực tiếp đến khảo sát tại hơn 40 ngôi làng, 11 tỉnh và thấy rằng trường hợp tự tử như ông Lin không phải chuyện hiếm ở Trung Quốc ngày nay.
    Ông Liu nhấn mạnh: “Những người cao tuổi không còn lựa chọn nào khác là tự tử. Có lẽ đây là cách đặc biệt mà họ chọn để làm giảm bớt nỗi đau khổ trong một xã hội đã lão hóa”.
    Không phải là trường hợp cá biệt
    Trường hợp ông Lin tự tử không tạo nên bất kỳ cú sốc nào đối với những người dân địa phương. Con trai ông tỏ ra khá bình tĩnh và không đổ lỗi cho vợ mình về cái chết của cha.
    Yang Hua, một cộng sự của giảng viên Liu chia sẻ: “Người dân địa phương ngày càng tỏ ra thờ ơ thì chúng tôi càng thấy lo ngại hơn”. Ông Yang từng dự một đám tang người đàn ông xấu số tự tử và cho biết người dân địa phương đã chấp nhận sự “tàn khốc” này và họ lại tiếp tục trở lại cuộc sống thường ngày như chưa từng có điều gì xảy ra.
    Báo động nạn tự tử ở người già diễn ra ngày tại Trung Quốc

    Người già ở Trung Quốc đang có xu hướng tự tử để sớm "biến mất" khỏi thế giới này?

    Giảng viên Liu Yanwu tiết lộ nhiều trường hợp tự tử còn thảm khốc và đau đớn hơn. Một cặp vợ chồng già ở tỉnh Sơn Tây bị các con ruồng bỏ và đánh đập. Cuối cùng họ đành chấp nhận tự tử bằng cách đập đầu vào bể nước gia đình. Ông Liu nói rằng đa số những người già ông gặp tại các làng quê nghèo đều có chung quan điểm rằng: “Tôi muốn sớm biến mất khỏi thế giới này bởi tôi đã không còn thuộc về nơi này nữa”.
    Tự tử hay bị hãm hại?
    Ông Liu và cộng sự của mình còn cảm thấy sốc hơn khi biết đến các trường hợp tự tử nhưng lại dẫn đến kết cục khác thường. Yang Hua kể về một câu chuyện hai cặp vợ chồng già uống thuốc sâu tự tử nhưng người vợ chêt mà người chồng lại không chết. Họ hàng của người đàn ông xấu số thậm chí còn không gọi cấp cứu mà chờ đến khi ông chết hẳn để làm chung một đám tang “cho tiện”.
    Một câu chuyện khác được mô tả: Người con trai được giao nhiệm vụ trông ông bố đã già yếu trong 7 ngày. Chỉ sau 2 ngày, người con trai đã cảm thấy bực bội vì cha mình vẫn chưa chết trong khi anh ta đã chuẩn bị sẵn đám tang cho cha mình trong 7 ngày tới. Cuối cùng, cha anh ta đã phải tự tử để con mình “sớm trở lại với công việc bình thường”.
    Báo động nạn tự tử ở người già diễn ra ngày tại Trung Quốc

    Cuộc sống của người già ở Trung Quốc ngày càng khó khăn do chính sự hắt hủi của các con trong gia đình.

    Những ví dụ này đã chỉ ra những vấn đề bất cập trong một xã hội truyền thống Trung Quốc theo Nho giáo. Nho giáo luôn dạy con người phải hiếu thảo, kính trên nhường dưới nhưng những gì đang diễn ra cho thấy sự sụp đổ vấn đề đạo đức trong xã hội hiện đại.
    Vấn đề ăn sâu vào gốc rễ xã hội ngày nay
    Các nhà bình luận nói rằng sự phát triển kinh tế ở các khu vực thành thị đã khiến những người cao tuổi ở nông thông cảm thấy mình là “người thừa”.
    Tờ Nandu số ra hàng ngày còn nói rằng xã hội Trung Quốc “đang ngày một biến dạng” trong đó các giá trị truyền thống và đạo đức đã biến mất trong quá trình chuyển đổi sang xã hội hiện đại. “Khi các thành viên trong gia đình bắt đầu suy nghĩ về lợi ích của gia đình, họ đã dùng tiền như một thước đo giá trị của mỗi thành viên trong gia đình”.
    Ông Liu đưa ra thống kê đơn giản: “Với 30.000 Nhân dân tệ (4.872 USD), có thể chữa trị cho một người cao tuổi để sống thêm 10 năm. Tuy nhiên, nếu như việc chữa trị thất bại, những người thân trong gia đình sẽ cảm thấy đây là một sự phí phạm”.
    Ông Liu tin rằng có 3 vấn đề chính khiến nạn tự tử xảy ra ngày càng nhiều ở các khu vực nông thông, bao gồm đời sống khó khăn, bệnh tật và xúc cảm. “Đó sẽ là vấn đề mà Trung Quốc cần phải giải quyết trong tương lai”.
    “Đa số những người tự tử họ không muốn như vậy mà buộc phải làm điều này vì gia đình”, ông Liu nhấn mạnh.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-dong-nan-tu-tu-o-nguoi-gia-tai-trung-quoc-a45921.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan