+Aa-
    Zalo

    Bài thuốc trị bệnh từ hoa mào gà đỏ

    (ĐS&PL) - Không chỉ mang vẻ đẹp rực rỡ, hoa mào gà đỏ còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

    Đặc điểm dược liệu hoa mào gà đỏ

    Cây hoa mào gà đỏ còn được gọi bằng nhiều tên như kê quan hoa, bông mào gà đỏ. Đây là cây sống lâu năm, cành nhẵn bóng, thân cứng, lá nhọn và dài, cuống và phiến là dạng hình trứng. Cây rất ưa ánh sáng, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và cũng không cần bón nhiều phân. 

    Hoa mào gà đỏ có màu đỏ nhung hoặc đỏ tươi, khá cứng, cánh hoa uốn lượn như mào gà. Hầu hết các bông hoa đều không có cuống hoặc nếu có cuống thì lại rất ngắn. Quả của cây mào gà đỏ có hình cầu hoặc trứng, có khoảng 8 - 10 hạt màu đen bên trong, vỏ ngoài của hạt tương đối bóng. Cây ra hoa vào khoảng tháng 7 - 9 và cho quả vào khoảng tháng 9 - 11.

    Hoa mào gà đỏ có màu đẹp, hình dáng ưa nhìn nên được nhiều gia đình trồng để làm cảnh. Đây cũng là loài hoa làm cảnh dễ tìm thấy ở nhiều công trình đô thị. Cây phát triển tốt nhất ở điều kiện khí hậu có nhiều ánh sáng và môi trường nóng ẩm.

    Hoa gà đỏ còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

     Hoa gà đỏ còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

    Toàn bộ hạt, mầm non và cụm hoa mào gà đỏ đều có thể được dùng làm dược liệu. Phần cụm hoa được thu hoạch bằng cách cắt đem về phơi hoặc sấy khô. Phần hạt thường thu hoạch vào khoảng tháng 9 - 10 vì đây là thời điểm hạt chín. Hoa sau khi cắt về phơi hơi se thì được đập tách lấy hạt sau đó phơi lại lần nữa đến khi thật khô thì bảo quản nơi khô ráo để dùng quanh năm. Phần mầm non thì thu hái quanh năm để sử dụng.

    Những bài thuốc chữa bệnh từ hoa mào gà đỏ

    - Hỗ trợ điều trị cao huyết áp: Kê quan hoa 3–4 cái, hồng táo 10 quả, sắc uống hằng ngày.

    - Thổ huyết (nôn ra máu): Kê quan hoa (dùng cả cây) lượng vừa đủ, sắc uống hoặc dùng bài: Hoa mào gà trắng tươi 24g (loại khô dùng 12g) hầm với phổi lợn, chia ăn trong ngày.

    -  Khạc huyết (ho ra máu): Hoa mào gà trắng 30g, trắc bá diệp 30g, cỏ nhọ nồi 30g, sắc uống hoặc dùng bài: Hoa mào gà 24g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.

    - Đại tiện ra máu: Hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6-9g, mỗi ngày uống 2-3 lần. Hoặc dùng bài: Hoa mào gà trắng 15g, phòng phong 6g, tông lư thán 10g, sắc uống.

    - Mày đay: Kê quan hoa dùng cả cây sắc uống và ngâm rửa, nếu nốt sẩn màu đỏ thì dùng hoa màu đỏ, nếu sắc trắng thì dùng hoa màu trắng.

    - Nhọt độc vùng gáy: Hoa mào gà tươi, nhất điểm hồng tươi và liên tử thảo tươi lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, chế thêm một chút đường đỏ rồi đắp vào tổn thương.

    - Kinh nguyệt quá nhiều: Hoa mào gà lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6g khi đói với một chút rượu. Hoặc dùng bài: Hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6-9g với nước ấm. 14. Kinh nguyệt không đều: Hoa mào gà đỏ và trắng mỗi loại 9g sắc uống.

    - Đau bụng sau đẻ: Hoa mào gà trắng 30g, sắc với rượu vàng uống.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bai-thuoc-tri-benh-tu-hoa-mao-ga-o-a466352.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cách xử lý nguồn nước sau bão lụt

    Cách xử lý nguồn nước sau bão lụt

    Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nguồn nước sau bão lụt sau.