+Aa-
    Zalo

    Anh nông dân kiếm tiền tỷ nhờ hướng đi ít "đụng hàng, nuôi con "cực độc"

    (ĐS&PL) - Phát triển kinh tế theo hướng riêng biệt ít "đụng hàng", anh nông dân ở Sóc Trăng thu lãi gần 1 tỷ mỗi năm.

    Hướng đi riêng biệt, ít "đụng hàng"

    Anh Phan Thanh Bình, 39 tuổi, đến từ ấp Mỹ Lợi C, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, là chủ nhân của một trại rắn hổ mang quy mô lớn với hàng nghìn con. Mô hình kinh doanh độc đáo này mang lại cho anh thu nhập hàng năm trên 1 tỷ đồng từ việc bán hàng nghìn con rắn giống và hàng tấn rắn thương phẩm.

    Anh nông dân kiếm tiền tỷ nhờ hướng đi ít "đụng hàng, nuôi con "cực độc". Ảnh: Dân Việt

    Anh nông dân kiếm tiền tỷ nhờ hướng đi ít "đụng hàng, nuôi con "cực độc". Ảnh: Dân Việt

    Là người tiên phong trong việc nuôi rắn hổ mang tại Sóc Trăng, anh Bình đã xây dựng một cơ sở rộng 400m2 với hơn 1.500 chuồng nuôi, đủ sức chứa 10.000 con rắn giống và rắn thương phẩm. Các chuồng nuôi được thiết kế đặc biệt dạng hộc nhỏ, có lưới thoáng khí và lớp đất kho dày 5cm để tạo môi trường sống lý tưởng cho rắn. Mặc dù chi phí đầu tư cho mỗi chuồng lên đến 100.000-150.000 đồng, nhưng việc nuôi riêng từng con đã chứng minh hiệu quả vượt trội so với nuôi tập trung.

    Trước khi đến với mô hình nuôi rắn hổ mang, anh Bình đã từng thử sức với nhiều loại vật nuôi hoang dã khác như ba ba và trăn. Tuy nhiên, do thị trường bão hòa và khó khăn trong việc tiêu thụ, anh đã quyết định chuyển hướng sang nuôi rắn sau khi nhận thấy tiềm năng lớn của loại vật nuôi này tại miền Tây, nơi nhu cầu tiêu thụ rắn tại các nhà hàng và quán ăn rất cao.

    "Sau khi tìm hiểu, tôi nhận thấy khi đó ở miền Tây chưa có nhiều người nuôi rắn hổ mang, trong khi nhu cầu tiêu thụ tại nhà hàng, quán ăn lại rất lớn. Vì vậy, tôi quyết định cải tạo chuồng trăn cũ và tìm mua rắn giống để nuôi thử nghiệm", Báo Cần Thơ dẫn lời anh Bình chia sẻ.

    Trước khi đến với mô hình nuôi rắn hổ mang, anh Bình đã từng thử sức với nhiều loại vật nuôi hoang dã khác như ba ba và trăn. Ảnh: Báo Cần Thơ

    Trước khi đến với mô hình nuôi rắn hổ mang, anh Bình đã từng thử sức với nhiều loại vật nuôi hoang dã khác như ba ba và trăn. Ảnh: Báo Cần Thơ

    Năm 2015, anh Bình mạnh dạn đầu tư mua 70 con rắn giống từ một trại nuôi ở Vĩnh Long với giá 100.000-120.000 đồng/con. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm và nguồn giống không đảm bảo chất lượng, hơn một nửa số rắn giống đã chết.

    Không nản lòng trước thất bại, anh Bình kiên trì học hỏi kỹ thuật nuôi rắn từ nhiều nguồn khác nhau, từ việc tìm tòi thông tin trên mạng đến việc đến tận các trại nuôi rắn để học hỏi kinh nghiệm thực tế. Nhờ đó, anh đã dần cải thiện được kỹ thuật nuôi và xây dựng được hệ thống chuồng trại phù hợp hơn.

    Từ số lượng vài chục con giống ban đầu, đến nay anh Bình đã nhân giống thành công và sở hữu một đàn rắn lên đến hàng chục nghìn con, bao gồm hơn 1.300 con rắn bố mẹ và hơn 3.000 con rắn giống.

    Hiện tại, thương lái thu mua rắn loại 1 (trọng lượng từ 1,6kg trở lên) với giá 600.000-650.000 đồng/kg. Mỗi năm, trang trại của anh Bình cung cấp cho thị trường gần ba tấn rắn thịt và hàng nghìn con rắn giống, mang lại lợi nhuận gần 1 tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

    “Càng nuôi càng mê”

    "Càng nuôi càng mê" là chia sẻ chân thành của anh Phan Thanh Bình về nghề nuôi rắn hổ mang, một nghề tuy độc đáo nhưng không tránh khỏi khiến nhiều người e ngại khi mới nghe qua.

    Mô hình nuôi rắn hổ mang của anh Bình không chỉ là một thành công cá nhân mà còn trở thành mô hình kinh tế tiêu biểu của xã Mỹ Tú, thu hút sự quan tâm và tham quan của đông đảo người dân trong tỉnh.

    Một con rắn hổ mang to bự đang ở trong một ô chuồng nuôi trong trại rắn của gia đình anh Phan Thanh Bình. Ảnh: Dân Việt

    Một con rắn hổ mang to bự đang ở trong một ô chuồng nuôi trong trại rắn của gia đình anh Phan Thanh Bình. Ảnh: Dân Việt

    Xã Mỹ Tú cũng đang xem xét nhân rộng mô hình này đến các hộ có điều kiện, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đặc biệt là lực lượng đoàn viên thanh niên.

    Tuy nhiên, mặc dù mang lại lợi nhuận kinh tế cao, nuôi rắn hổ mang vẫn là một nghề tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Do đó, những hộ có nhu cầu phát triển mô hình này cần phải nắm vững quy trình chăm sóc và thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký cần thiết theo quy định.

    Báo Dân Việt dẫn lời ông Võ Minh Quân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú thông tin: “Bà con khi nuôi rắn hổ mang cần phải đăng kí với Chi cục Kiểm lâm để đảm bảo tính an toàn. Đặc biệt chú trọng xây dựng chuồng nuôi phải đạt chuẩn theo quy định, đảm bảo an toàn cho cả người nuôi và mọi người xung quanh.

    Phải có sự hướng dẫn chăn nuôi của cơ quan chức năng, đặc biệt là của nghình nông nghiệp về quy trình kĩ thuật cũng như cách chăm sóc để đạt hiệu quả như mong muốn”.

    "Càng nuôi càng mê" là chia sẻ chân thành của anh Phan Thanh Bình về nghề nuôi rắn hổ mang. Ảnh: Dân Việt

    "Càng nuôi càng mê" là chia sẻ chân thành của anh Phan Thanh Bình về nghề nuôi rắn hổ mang. Ảnh: Dân Việt

    Với nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, không tốn nhiều nhân công và mang lại giá trị kinh tế cao, nuôi rắn hổ mang đang trở thành một xu hướng phát triển đầy tiềm năng trong giai đoạn hiện nay. Mô hình này không chỉ góp phần đa dạng hóa giống vật nuôi tại địa phương mà còn tạo ra sinh kế bền vững cho bà con nông thôn.

    Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế, việc đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tiếp cận và thực hiện mô hình nuôi rắn độc vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu mà các hộ nuôi cần đặc biệt lưu ý và tuân thủ nghiêm ngặt.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/anh-nong-dan-kiem-tien-ty-nho-huong-i-it-ung-hang-nuoi-con-cuc-oc-a449872.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan