+Aa-
    Zalo

    Ảnh hưởng của lạm phát, Black Friday ở Mỹ ít sôi động hơn hàng năm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong ngày "Thứ sáu đen tối" (Black Friday) ở Mỹ, đám đông những người chờ đợi mua sắm bên ngoài các cửa hàng trở nên kém nhộn nhịp hơn hàng năm do ảnh hưởng của lạm phát.

    "Thứ sáu đen tối" (Black Friday) là ngày hội mua sắm lớn nhất Mỹ, diễn ra vào thứ Sáu ngay sau lễ Tạ Ơn. Trong dịp này, các sản phẩm thường được giảm giá mạnh tay, có thể lên tới 70-80%. Nhiều cửa hàng ở Mỹ mở cửa sớm từ Lễ Tạ ơn để đón khách. 

    Tuy nhiên, trong năm 2022, ngày hội mua sắm Black Friday tại Mỹ diễn ra ít nhộn nhịp hơn so với mọi năm. Reuters thông tin, nhiều cửa hàng lớn New York, Los Angeles, Chicago và các địa phương khác đã mở cửa đón khách trong dịp này nhưng lượng khách hàng không như mong đợi.

    Một số người cho biết họ mua hàng "có chiến lược", không bốc đồng hay phung phí. 

    anh huong cua lam phat black friday o my it soi dong hon hang nam3
    Ngày hội mua sắm Black Friday tại Mỹ diễn ra ít nhộn nhịp hơn so với mọi năm. Ảnh: ABC News.

    Tulio Rose (28 tuổi), người đã mua một chiếc TV màn hình lớn tại Best Buy ở Los Angeles, chia sẻ: "Chúng tôi đã chờ đợi để được giảm giá".

    Theo Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ, khoảng 166 triệu người đã lên kế hoạch mua sắm từ ngày lễ Tạ ơn đến Thứ Hai Điện tử (Cyber Monday) năm nay, nhiều hơn gần 8 triệu người so với năm ngoái. Tuy nhiên, do hiện tượng mưa rải rác ở một số vùng của đất nước, các cửa hàng đã đón lượng khách ít hơn so với mọi năm trong ngày "Thứ sáu đen tối". 

    "Thông thường vào thời điểm này trong năm, bạn phải vật lộn để tìm chỗ đỗ xe. Năm nay, tôi không gặp vấn đề gì trong việc này", Marshal Cohen, cố vấn trưởng củaCông ty nghiên cứu thị trường NPD Group cho biết.

    Cohen chia sẻ thông tin dựa trên việc kiểm tra cửa hàng của mình ở New York, New Jersey, Maryland và Virginia: "Mọi người chỉ tìm mua những thứ họ cần. Không có cảm giác vội vã". 

    Tại trung tâm thương mại American Dream ở East Rutherford, New Jersey, không có nhiều người xếp hàng đợi bên ngoài các cửa hàng. "Tôi đã do dự khi đến trung tâm mua sắm và tôi phải nói rằng tôi rất ngạc nhiên", cô Christine Chavez (45 tuổi) nói dù biết rằng một số cửa hàng đang giảm đến nửa giá.

    anh huong cua lam phat black friday o my it soi dong hon hang nam1
    Mọi người mua sắm tại Macy's Herald Square ở New York, Mỹ, ngày 25/11. Ảnh: Reuters.

    Một số công ty phân tích ở Mỹ cho thấy người tiêu dùng có xu hướng mua trực tuyến nhiều hơn. Doanh số bán hàng trực tuyến sẽ đạt từ 9-9,2 tỷ USD vào ngày "Thứ sáu đen tối" này, một báo cáo từ Adobe Analytics cho thấy. Dự báo này tương ứng với mức tăng khiêm tốn 1% so với năm 2021.

    Adobe Analytics ước tính doanh số trong đợt Black Friday tại Mỹ năm nay tăng 2,5%, chưa bằng 1/3 so với năm ngoái, cho rằng các yếu tố như lạm phát, Cục Dự trữ liên bang tăng lãi suất... ảnh hưởng nhiều đến đợt mua sắm.

    Người Mỹ, đặc biệt là các hộ gia đình có thu nhập thấp, dự kiến ​​sẽ "rút lui" trong ngày Black Friday năm nay do lạm phát và giá năng lượng cao hơn sẽ hạn chế khả năng chi tiêu của họ.

    Các nhà bán lẻ của châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng tồi tệ. Họ đang giảm giá mạnh trên cả nền tảng trực tuyến và tại các cửa hàng, điều này có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận trong quý IV.

    Công ty tư vấn Kearney cho biết, cuộc kiểm tra của họ cho thấy các nhà bán lẻ quần áo hoạt động với doanh số bán hàng tích cực nhất, giảm giá tới 60% cho các mặt hàng. Tivi và đồ điện tử cũng giảm giá mạnh để thu hút những khách hàng đang "thắt chặt hầu bao".

    Bích Thảo(Theo Reuters) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/anh-huong-cua-lam-phat-black-friday-o-my-it-soi-dong-hon-hang-nam-a558544.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Áp lực lạm phát năm 2022 và những thách thức

    Áp lực lạm phát năm 2022 và những thách thức

    Trong 8 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô cùng các cân đối lớn. Tuy nhiên, giá nguyên nhiên vật liệu, giá cước vận chuyển quốc tế tăng cao đã gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy áp lực lạm phát tăng cao cùng hàng loạt những thách thức.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Áp lực lạm phát năm 2022 và những thách thức

    Áp lực lạm phát năm 2022 và những thách thức

    Trong 8 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô cùng các cân đối lớn. Tuy nhiên, giá nguyên nhiên vật liệu, giá cước vận chuyển quốc tế tăng cao đã gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy áp lực lạm phát tăng cao cùng hàng loạt những thách thức.

    Lạm phát Mỹ cao nhất trong 40 năm

    Lạm phát Mỹ cao nhất trong 40 năm

    Tỷ lệ lạm phát quốc gia ở Mỹ đạt mức cao nhất trong 40 năm, người dân buộc phải vay nợ quá mức để chi trả các hóa đơn khi chi phí sinh hoạt tăng lên.