+Aa-
    Zalo

    ACB hay Vietinbank chịu trách nhiệm về thất thoát 718 tỉ đồng?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ngày 5/12, phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm đã dành phần lớn thời gian thẩm vấn về việc ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền qua Vietinbank gây thất thoát số tiền 718 tỉ đồng.

    (ĐSPL) - Ngày 5/12, phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm đã dành phần lớn thời gian thẩm vấn về việc ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền qua Vietinbank gây thất thoát số tiền 718 tỉ đồng.

    (bgiay)Ngày thứ 6 xét xử

    “Bầu” Kiên và các đồng phạm tại phiên tòa phúc thẩm.

    Theo bản án sơ thẩm, ngày 22/3/2010, ACB họp thường trực HĐQT để bàn phương án sử dụng vốn chưa đầu tư của ACB. Khi đó, Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc ACB đưa ra phương án ủy thác cho nhân viên ACB mang tiền gửi vào các ngân hàng khác để hưởng thêm hoa hồng. Đề xuất này được Nguyễn Đức Kiên đồng tình và các thành viên thường trực HĐQT cũng đồng ý và ký vào biên bản.

    Sau đó, toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP.Hồ Chí Minh) chiếm đoạt bằng nhiều thủ đoạn gian dối.

    Tại phiên tòa phúc thẩm, "bầu" Kiên cho rằng, việc uỷ thác không gây hậu quả, không mất số tiền 718 tỉ đồng của ACB. Luật sư của bị cáo Lý Xuân Hải cũng đưa ra hợp đồng ủy thác tiền gửi của một nhân viên ACB là Trương Công Hoàng. Đại diện Vietinbank xác nhận hợp đồng này do người có thẩm quyền của Vietinbank ký là đúng.

    Tuy nhiên, hợp đồng này có giá trị hay không thì đại diện Vietinbank phân tích: Trước hết, một hợp đồng là thỏa thuận giữa bên gửi tiền và bên có đủ điều kiện nhận tiền gửi. Hợp đồng có được thực hiện hay không lại hoàn toàn khác. Tôi có trả lời là các điều khoản trong hợp đồng này chưa được thực hiện. Hợp đồng là căn cứ và khi người gửi tiền có tài liệu chứng minh hợp lệ là tôi đã gửi tiền thì ngân hàng sẵn sàng xem xét giải quyết.

    Đại diện Vietinbank cũng phân tích, Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra một sân chơi riêng cho các ngân hàng với nhau là thị trường liên ngân hàng, vậy tại sao ACB không dùng thị trường liên ngân hàng này để gửi tiền vào Vietinbank?

    Video tham khảo:

    Phó phòng Quản lý quỹ ACB khai gì trước tòa

    Cũng cần nói thêm, trước đó, phiên tòa sơ thẩm xử vụ Huyền Như và vụ Nguyễn Đức Kiên, tòa đã bác yêu cầu của ACB đòi ngân hàng Công thương trả tiền vì xác định việc ủy thác gửi tiền là trái quy định pháp luật, ACB quan hệ với cá nhân Huyền Như chứ không phải với Ngân hàng Công Thương, Huyền Như có trách nhiệm trả tiền cho ACB.

    Khi được hỏi về ý kiến của mình, "bầu" Kiên nói gằn giọng: "Tôi không tranh luận với Vietinbank vì không cùng ngôn ngữ(!?) Tôi sẽ chỉ trình bày với HĐXX". "Gã đầu bạc" cũng thừa nhận: "Vụ án này mệt mỏi lắm rồi, tôi mong muốn được làm rõ. Tôi sợ tim tôi không thể chịu được nữa", "bầu" Kiên nói như thể hụt hơi.

    Về nội dung này, PV báo Đời sống và Pháp luật đã trao đổi với một số chuyên gia. Theo các chuyên gia này, ở cả hai vụ án Huyền Như và Nguyễn Đức Kiên, tòa đều phải xác định xem ngân hàng Công Thương có phải chịu trách nhiệm trả tiền cho ACB hay không?.

    Trong vụ án Nguyễn Đức Kiên, tòa phải xác định hành vi gửi tiền của các cá nhân tại ACB có trái pháp luật không, hậu quả có hay không, là bao nhiêu.

    Để kết luận, cả hai tòa đều phải xác định quá trình gửi tiền diễn ra như thế nào, vi phạm quy định nào, ACB quan hệ gửi tiền với Vietinbank hay Huyền Như, tiền bị mất ra sao, hiện tiền bị chiếm đoạt, thiệt hại đang ở đâu... thì mới rõ vai trò và trách nhiệm của cá nhân Huyền Như và các cá nhân của ACB.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/acb-hay-vietinbank-chiu-trach-nhiem-ve-that-thoat-718-ti-dong-a73084.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan