+Aa-
    Zalo

    Những dấu mốc trong đại án "bầu" Kiên

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ngày mai (16/4), Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên và đồng phạm.

    (ĐSPL) - Ngày mai (16/4), Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ "bầu" Kiên và đồng phạm. Đây là đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và một số công ty khác.
    Những dấu mốc trong đại án
    4 trong số 9 nhân vật sẽ ra hầu tòa vào ngày mai.

    9 bị cáo bị đưa ra xét xử gồm:

    Ông Nguyễn Đức Kiên (SN 1964, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, nguyên Phó Chủ tịch HĐ sáng lập ACB) bị đưa ra xét xử về 4 tội: Kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

    6 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" gồm:

    - Ông Trần Xuân Giá (SN 1939, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB)
    - Ông Lê Vũ Kỳ (SN 1956, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB)
    - Ông Trịnh Kim Quang (SN 1954, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB)
    - Ông Phạm Trung Cang (SN 1954, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB)
    - Ông Lý Xuân Hải ( SN 1965, nguyên TGĐ Ngân hàng ACB)
    - Ông Huỳnh Quang Tuấn (SN 1958, nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng ACB)

    2 bị cáo còn lại bị đưa ra xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm:

    - Trần Ngọc Thanh (SN 1952, nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội)
    - Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1969, nguyên kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội.

    Được biết, Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân nhân. Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Hữu Chính, Phó Chánh án TAND TP Hà Nội, thẩm phán thứ hai là ông Nguyễn Quốc Thành - Phó Chánh tòa hình sự.

    Giữ quyền công tố tại tòa là ông Đào Văn Cường - Phó Viện trưởng VKSND TP Hà Nội và bà Nguyễn Thị Thu Yến.

    Trước đó, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã tống đạt cáo trạng lần 2 truy tố 9 bị can trong vụ án gây thiệt hại kinh tế lớn xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) và một số đơn vị khác tại Hà Nội, TP HCM.
    Tổng số tiền thiệt hại do 9 bị can gây ra trong vụ án này là hơn 1.695 tỉ đồng.
    Đáng chú ý, ngày 12/12/2013, VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng vụ “đại án kinh tế” xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Ngân hàng ACB) và một số doanh nghiệp, truy tố 7 bị can với 4 tội danh. Tại cáo trạng này, VKSND Tối cao bất ngờ đình chỉ vụ án đối với ông Phạm Trung Cang (ban đầu cơ quan điều tra đã khởi tố ông Phạm Trung Cang).
    Ngày 3/1/2014, TAND Hà Nội trả hồ sơ do có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, đề nghị điều tra bổ sung ông Phạm Trung Cang và ông Huỳnh Quang Tuấn.
    Đến cáo trạng lần 2, VKSND Tối cao xác định 2 bị can Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn phải chịu trách nhiệm hình sự về chủ trương ủy thác trái quy định, gây thất thoát cho ACB.
    Đến ngày 20/1/2014, Viện KSND tối cao phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Huỳnh Quang Tuấn và phục hồi điều tra với ông Phạm Trung Cang.
    Ông Nguyễn Đức Kiên ("bầu" Kiên)
    Sinh năm 1964 và lớn lên tại Gia Lâm, Hà Nội, ông Nguyễn Đức Kiên là nhân vật nổi tiếng từng giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB) và cương vị lãnh đạo của cả chục tổ chức tài chính, doanh nghiệp khác. 
    Năm 1980, ông Kiên thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15 đạt kết quả xuất sắc và sau đó được chọn đi du học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalka Maté, ngành thông tin liên lạc quân sự cho tới năm 1985. Về nước, ông Kiên về làm... cán bộ Tổng công ty Dệt May Việt Nam. 
    Năm 1994, cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), sau đó là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) trước khi chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.
    Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng Nguyễn Đức Kiên và ba em của ông nắm giữ 9,71\% cổ phần của ACB. Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75\% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên nắm giữ 4,11\%.
    Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á.

    Vụ bầu Kiên: Sự nghiệp và số phận

     Bầu Kiên bị truy tố với 4 tội danh.
    Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc… Ông đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam. Trong lĩnh vực du lịch, Nguyễn Đức Kiên Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh. Công ty Thiên Minh đầu năm nay được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria. 
    Giai đoạn cuối năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên có hàng loạt những phát biểu, hành động gây cách mạng cho bóng đá Việt Nam. Ông là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
    Trước khi bị bắt để điều tra về vụ bê bối tại Ngân hàng ACB, ông là Chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB.
    Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, bị can Nguyễn Đức Kiên ("bầu" Kiên) bị truy tố 4 tội danh: kinh doanh trái phép, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế. 
    Ông Phạm Trung Cang
    Ông Phạm Trung Cang sinh năm 1954 tại Long An, có bằng cử nhân Kinh tế thương nghiệp. Vào cuối những năm 1970, ông Cang bắt đầu kinh doanh ngành nhựa.
    Từ năm 1978 đến năm 1992, ông Phạm Trung Cang giữ chức Giám đốc công ty TNHH Nhựa Đại Hưng. Đến năm 1993, ông được bầu vào ban lãnh đạo ngân hàng ACB và trở thành Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này.
    Trong 5 năm từ năm 1994 - 1998, đảm nhận vai trò là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB. Từ năm 1999 - 2001, là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc ngân hàng Á Châu ACB. 
    Từ năm 2002 - 2010: Nắm nhiều vị trí quan trọng như Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Á Châu, Chủ tịch Hội đồng Tín dụng, thành viên Thường trực Hội đồng quản trị.
    Cuối năm 2010, ông Cang xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT để nắm ghế tại ngân hàng Eximbank và ACB đã thông qua việc miễn nhiệm vào ngày 26/4/2011.

    Vụ bầu Kiên: Sự nghiệp và số phận

     Ngày 25/1/2014, ông Phạm Trung Cang đã về Việt Nam theo yêu cầu triệu tập của cơ quan điều tra.
    Ngày 3/1/2013, TAND TP. HN ra quyết định trả hồ sơ vụ "bầu" Kiên để điều tra bổ sung làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan, trong đó, có ông Phạm Trung Cang.
    Cụ thể, tòa xác định ông Cang đã vi phạm Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về cơ chế điều hành lãi suất và Luật các Tổ chức tín dụng. Theo quan điểm của tòa, ông Phạm Trung Cang và ông Huỳnh Quang Tuấn đã có dấu hiệu đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” căn cứ theo Điều 165 BLHS.
    Được biết trước đó, vào ngày 20/9/2012, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (gọi tắt là Cục Cảnh sát kinh tế, mật hiệu C46 - Tổng cục VI - Bộ Công an) đã có văn bản đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A72) Bộ Công an thực hiện lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Phạm Trung Cang – người đang có quyết định khởi tố bị cáo về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 
    Tuy nhiên, ngày 7/10/2013, lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Cang được hủy bỏ. Ngày 12/12/2013, Viện KSND tối cao đã có quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang. Và sau đó, ngày 24/12/2013, ông Cang đã xuất cảnh rời khỏi Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Vào ngày 25/1, theo thông tin nhận được từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A72), Bộ Công an, ông Phạm Trung Cang đã có mặt ở Việt Nam theo đúng yêu cầu triệu tập của cơ quan tố tụng để phục vụ việc điều tra liên quan đến vụ bầu Kiên.
    Ông Huỳnh Quang Tuấn
    Ông Huỳnh Quang Tuấn sinh năm 1958 tại Hà Nội với trình độ chuyên môn Đại học Kinh tế Quốc dân Kiev, Ukraina và Đại học Tài chính Leningrad.
    Từ năm 1980 - tháng 3/1983, ông Tuấn tham gia phục vụ tại ngũ trong QĐNDVN, đơn vị X56, Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân.
    Sau đó, từ 1983 -1985, ông trở thành nhân viên Ủy ban Vật giá Nhà nước. Trong nhiệm kì 1985 - 1988, đảm nhận chức vụ Phó phòng Phòng Giá Ngoại thương Ủy ban Vật giá Nhà nước. Trong 2 năm 1988 - 1989, giữ chức Trưởng ban lý luận Viện khoa học giá cả - Ủy ban Vật giá Nhà nước. 

    Vụ bầu Kiên: Sự nghiệp và số phận

     Ông Huỳnh Quang Tuấn được bổ sung làm thành viên thường trực HĐQT Ngân hàng ACB thay ông Phạm Trung Cang 

    Từ 1989 - 1994, ông Huỳnh Quang Tuấn được biết đến với vai trò là Giám đốc chi nhánh kiêm Trưởng đại diện Công ty liên doanh Genpacific tại Matxcova (Liên xô cũ).
    Năm 1994 bắt đầu "đầu quân" về ACB và giữ chức Phó Tổng giám đốc Ngân hàng này. 
    Từ năm 1997 – tháng 1/2008, tham gia hoạt động với vai trò Phó Tổng giám đốc ACB, Giám đốc chi nhánh Hà Nội. Đến tháng 02/2008, trở thành Phó Tổng giám đốc ACB. Và trong suốt thời gian từ tháng 03/2008 đến tháng 1/2014 là thành viên HĐQT Ngân hàng ACB.
    Tính đến ngày 30/6/2013, số cổ phần ACB mà ông Huỳnh Quang Tuấn nắm giữ là 473,964 CP (0.05\%).
    Được biết, theo hồ sơ vụ án liên quan đến bầu Kiên - ông Nguyễn Đức Kiên, ông Huỳnh Quang Tuấn là Phó Tổng giám đốc ACB phụ trách miền Bắc, được HĐQT ACB bổ sung vào thành viên thường trực HĐQT thay ông Phạm Trung Cang. Theo đó, ông Huỳnh Quang Tuấn đã ký biên bản họp thường trực HĐQT ngày 7/6/2011 với nội dung thường trực HĐQT ACB ra chủ trương ủy thác cho nhân viên mang tiền gửi vào các tổ chức tín dụng.
    Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với ông Huỳnh Quang Tuấn về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Đồng thời, Viện KSND tối cao đã quyết định phục hồi điều tra đối với ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB.
    Ông Trịnh Kim Quang
    Là một trong những nhân vật gắn bó với ACB từ những ngày đầu tiên, ông Trịnh Kim Quang đã đồng hành cùng ngân hàng này gần 20 năm.
    Ông Trịnh Kim Quang sinh năm 1954 tại Sóc Trăng, hiện đang cư trú ở quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp cử nhân tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh vào năm 1978,  sau đó, ông Quang đã được nhà trường giữ lại làm giảng viên trong vòng 10 năm (1978 - 1988).
    Từ năm 1989 - 1991, ông Quang chuyển sang công tác tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC. Từ năm 1991 - 1993, ông Quang đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Việt Thương.
    Ông Quang gia nhập đội ngũ lãnh đạo ACB từ năm 1993 và đảm nhiệm chức Phó Tổng Giám đốc cho tới năm 1998. Sau 5 năm tại vị trên ghế Phó Tổng Giám đốc, giai đoạn từ năm 1998-2007, ông là Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán ACB (ACBS).
    Những dấu mốc trong đại án
    Ông Trịnh Kim Quang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB. 
    Từ năm 2008 đến năm 2009, ông Quang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Quản lý Quỹ ACB (ACBC).
    Ông Quang từng nằm trong danh sách Thành viên Hội đồng sáng lập. Đồng thời, ông cũng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác như: Phó Chủ tịch HĐQT (Từ năm 1998 - 18/9/2012), Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Tín dụng, Thành viên Ủy ban nhân sự và Thành viên Hội đồng đầu tư.
    Ngày 19/9, ông Trịnh Kim Quang cùng các ông Trần Xuân Giá và Lê Vũ Kỳ đã có đơn xin từ nhiệm các chức vụ trong HĐQT của ACB với "lý do cá nhân".
    Sau đó 3 ngày, ngày 24/9, ông Trịnh Kim Quang cũng thôi giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên Công ty Chứng khoán ACB.
    Thông tin từ Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ ACB (ACBC) cho biết, theo quyết định của Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Chứng khoán ACB, từ ngày 25/9 ông Trịnh Kim Quang bị miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch HĐTV ACBC.
    Trước khi từ nhiệm, ông Trịnh Kim Quang sở hữu 670.088 cổ phiếu ACB, tương đương 0,07\% vốn điều lệ ngân hàng này. Tính theo giá cổ phiếu ACB vào ngày 20/9, sở hữu của ông Quang tương đương 10 tỷ đồng.
    Ông Trần Xuân Giá
    Ông Trần Xuân Giá - cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ACB được đánh giá là một trong những nhân vật có nhiều đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
    Đặc biệt, ông được biết tới là người đã tham gia xây dựng và triển khai luật Doanh nghiệp - văn bản được xem là quan trọng nhất đối với lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua.
    Ông Trần Xuân Giá, SN 1939 tại Thừa Thiên Huế, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng Tiến sỹ kinh tế tại Liên Xô cũ.
    Năm 1966, là giảng viên tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Đến năm 1981, ông làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước.

    Vụ bầu Kiên: Sự nghiệp và số phận

     Ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư

    Từ 1989, được biết đến với vai trò là Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ). Đến năm 1992, trở thành Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ KH-ĐT).
    Từ tháng 11/1996 – 8/ 2002, ông Giá giữ chức Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
    Năm 2003, ông làm Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế - xã hội và hành chính. Trên cương vị này, ông cũng có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng, ban hành các chính sách kinh tế và điều hành trực tiếp nền kinh tế có tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới lúc ấy...
    Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11/2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB. Từ tháng 3/2008, nhờ sự am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực kinh tế, ông Trần Xuân Giá trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ACB. Trên cương vị này, ông từng khẳng định với ACB là mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải theo luật chứ không được theo bất cứ một mối quan hệ nào.
    Đến ngày 27/9/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra cho biết đã ra quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
    Ông Lê Vũ Kỳ
    Ông Lê Vũ Kỳ sinh năm 1956 tại Hà Nội. Hiện đang sinh sống tại quận Ba Đình, Hà Nội. Ông Kỳ từng là Tiến sỹ Toán – Lý của Đại học Tổng hợp Matxcova.
    Năm 1984 – 1988, ông làm việc tại Nhà máy Z81 (Bộ Quốc Phòng). Từ năm 1987 - 1988 là cán bộ Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia.
    Trong 4 năm từ năm 1989 - 1992 , ông giữ chức Quyền Tổng Giám đốc Công ty Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT.
    Từ năm 1992 - 1993, trở thành cán bộ Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam. Trong thời gian từ năm 1993 -1996, ông Kỳ nắm Quyền Tổng Giám đốc xí nghiệp liên doanh Việt Nga thuộc Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam.
    Năm 1996 - 1997, ông Lê Vũ Kỳ chuyển sang công tác tại Công ty CP SX - XNK Thiên Nam và giữ Quyền Tổng Giám đốc ở công ty này. 

    Vụ bầu Kiên: Sự nghiệp và số phận

     Ông Lê Vũ Kỳ được biết đến với vai trò PCT HĐQT Ngân hàng ACB 
    Trong suốt những năm từ 1997 - 2008, ông Kỳ được biết đến với tư cách là Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu ACB. 
    Từ năm 2008 - 18/09/2012, nắm giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB. Ông được bầu giữ Chủ tịch Hội đồng thành viên từ tháng 8/2009, thay thế ông Kiều Hữu Dũng.
    Hiện ông Kỳ sở hữu 1.130.590 cổ phiếu ACB (0,12\%), tính theo giá cổ phiếu ACB ngày 20/9 tương đương hơn 17 tỷ đồng. Con gái ông Kỳ là bà Lê Nguyệt Ánh sở hữu 1.999.455 cổ phiếu ACB, tương đương gần 31 tỷ đồng.
    Ông Lý Xuân Hải
    Ông Lý Xuân Hải sinh năm 1965 tại Hà Nội, hiện đang cư trú tại TP.HCM.
    Ông Hải tốt nghiệp bộ môn vật lý lý thuyết Khoa Vật lý Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus vào năm 1989. Năm 1993, ông bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành vật lý và toán học.
    Ông còn có học vị Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành ngân hàng và tài chính, của trường Đại học ESCP Europe và trường Đại học Paris-Dauphine.

    Lãnh đạo Ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam

    Ông Lý Xuân Hải từng được bầu là Lãnh đạo Ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam.
    Ông Hải gia nhập ACB năm 1996 và giữ cương vị Phó Giám đốc chi nhánh Hải Phòng đến năm 1997. Từ năm 1998 - 2002, ông giữ chức Giám đốc ACB Hải Phòng.
    Từ năm 2002 – 2005, ông là Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán ACB, và đồng thời đảm nhiệm Giám đốc tài chính (CFO) ACB từ năm 2004 – 2005.
    Ông Lý Xuân Hải được bổ nhiệm Tổng Giám đốc từ năm 2005 và trúng cử thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng ACB từ 2008 đến trước ngày bị bắt. Ông là thành viên thường trực Hội đồng quản trị, Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Tín dụng, thành viên Ủy ban Quản lý Rủi ro, thành viên Ủy ban Nhân sự, ủy viên Hội đồng Đầu tư, ủy viên thường trực Hội đồng Xử lý rủi ro, và Chủ tịch Hội đồng Quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO).
    Ngày 23/8/2012, vì lí do cá nhân, ông Lý Xuân Hải đã có đơn xin từ nhiệm và được HĐQT ACB chấp thuận.
    Ông Hải đã 2 lần được "The Asian Banker" bình chọn là "Lãnh đạo ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam" năm 2007 và 2010.
    Theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an, vào khoảng 18h30 ngày 23/8/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).
    Ông Hải bị bắt tạm giam về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 (BLHS) với thời hạn tạm giam 4 tháng kể từ ngày 23/8. 
    Xung quanh việc khởi tố và bắt tạm giam đối với Lý Xuân Hải, như báo Dân Việt đã đưa tin, Trung tướng Phan Văn Vĩnh Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm khẳng định: “Việc phạm tội của Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải là 2 vụ án khác nhau”.

    Để phục vụ công tác thi hành án, trong bản cáo trạng lần 2 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ngày 27/1, cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã kê biên 3 bất động sản do Nguyễn Đức Kiên và vợ đứng tên sở hữu gồm: Nhà và đất tại số 5, Hồ Biểu Chánh, phường 12, quận Phú Nhuận, TP HCM; Nhà và đất ở tại số 22, Hoàng Dư Khương, phường 12, quận 10, TP HCM; Ngoài ra còn kê biên hơn 2.400m2 đất tại 78/6 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP HCM.

    Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Ngân hàng ACB phong tỏa, quản lý toàn bộ số cổ phiếu, cổ phần do Nguyễn Đức Kiên và người thân đang sở hữu tại Ngân hàng ACB.

    “Bầu Kiên” là cổ đông của Ngân hàng ACB từ năm 1993. Tại ngân hàng này, gia đình của “bầu Kiên” sở hữu hơn 937 triệu cổ phần của ngân hàng ACB, chiếm 9,03\% vốn điều lệ, trong đó ông Nguyễn Đức Kiên sở hữu hơn 31,5 triệu cổ phiếu, chiếm 3,37\%.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-dau-moc-trong-dai-an-bau-kien-a29382.html
    Lý giải mái tóc bạc trắng của bầu Kiên

    Lý giải mái tóc bạc trắng của bầu Kiên

    Những đêm không ngủ theo dõi thị trường vàng thế giới (do múi giờ của châu Âu, Mỹ lệch với Việt Nam) là thủ phạm gây bạc tóc. Kể từ đó “ông đầu bạc” trở thành biệt danh của bầu Kiên.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Lý giải mái tóc bạc trắng của bầu Kiên

    Lý giải mái tóc bạc trắng của bầu Kiên

    Những đêm không ngủ theo dõi thị trường vàng thế giới (do múi giờ của châu Âu, Mỹ lệch với Việt Nam) là thủ phạm gây bạc tóc. Kể từ đó “ông đầu bạc” trở thành biệt danh của bầu Kiên.