+Aa-
    Zalo

    9 quy tắc ứng xử trên bàn ăn mà bạn nên biết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nắm vững 9 quy tắc ứng xử trên bàn ăn dưới đây, các bạn sẽ trở thành những người lịch sử, không bị người khác đánh giá.

    (ĐSPL) - Nắm vững 9 quy tắc ứng xử trên bàn ăn dưới đây, các bạn sẽ trở thành những người lịch sử, không bị người khác đánh giá.

    Ăn uống cũng giống như lời nói, nó đều có những quy tắc nhất định mà mọi người nên biết. Trong bữa ăn với những người lớn tuổi sẽ khác bữa ăn với bạn bè. Khi ăn mình cần có những quy tắc để trở thành người lịch sự, biết ứng xử ngay cả những khi ăn cơm. Dưới đây là 9 quy tắc ứng xử trên bàn ăn mà bạn nên biết.

    1. Mời cơm trước khi ăn


    Quy tắc này là một phép lịch sự trên bàn ăn mà nhiều người thường hay quên. Người nhỏ tuổi nên mời cơm người lớn tuổi trước khi cầm chén đũa lên. Chỉ một câu đơn giản là “Mời cơm cả nhà!” hoặc “Mời cả nhà dùng/ăn cơm!” đối với gia đình đông là bạn đã thể hiện mình là người lịch sự rồi.

    2. Không cắm đũa dựng đứng trong chén cơm


    Đây là điều cực kỳ cấm kỵ trên bàn ăn bạn nhé. Bởi theo quan niệm, việc cắm đũa trong chén cơm giống như đang thắp hương cho người đã khuất. Và điều này chỉ được áp dụng với cơm cúng, còn những bàn ăn bình thường, bạn nên chú ý không bao giờ được làm như thế này nhé.

    3. Cách bới cơm


    Bạn đừng nghĩ đơn giản, bới cơm chỉ mà cho cơm ra chén là xong. Thực chất nó cũng có quy tắc mà bạn nên biết đấy. Theo đó, bạn không bới cơm quá đầy chén vì như thế là bất lịch sự, bới cho mình thì được xem là tham ăn, bới cho người khác thì khiến họ không gắp được thức ăn. Do vậy, khi bới cơm tốt nhất bạn chỉ nên bới 2/3 chén. Cũng không nên chỉ bới đúng một muỗng cơm trong một lần bới, vì đây là cách bới cơm cúng. Các bạn lưu ý nhé.

    4. Không gõ đũa vào chén

    Đây là hành động bạn nên tránh khi ăn, bởi nó tượng trưng cho việc cầu hồn, gọi người chết, rất kiêng kị. Hơn nữa việc gõ chén đũa cũng được xem là ồn ào, bất lịch sự đúng không.

    5. Không lật cá


    Đối với những người hành nghề đánh cá trên biển, việc lật mặt cá trên bàn ăn tượng trưng cho điềm gở là lật thuyền. Chính vì thế người ta không lật cá, khi ăn hết một bên cá, họ sẽ gỡ xương ra rồi ăn tiếp phần còn lại. Do vậy, khi đi ăn bạn nên chú ý đến nguyên tắc này.

    6. Không xới đồ ăn lung tung

    Chắc bạn cũng sẽ thấy rất kho chịu nếu trên bàn ăn mà có người xới đồ ăn lung tung đúng không? Chính vì vậy khi bạn muốn gắp một món gì đó thì phải quyết định nên gắp miếng nào trước khi đụng đũa, vì nếu đụng đũa vào lật rồi lựa đồ ăn lung tung khắp nơi sẽ vô cùng bất lịch sự và mất vệ sinh.

    Bạn cũng không được xới tung đồ ăn lên để tìm hay lựa miếng mình thích, người khác sẽ cảm thấy rất khó chịu đấy.

    7. Ăn coi nồi, ngồi coi hướng

    Quy tắc này dù đơn giản nhưng nhiều người vẫn thường hay quên. Theo đó, lúc ăn cùng mâm với người khác phải luôn ý tứ, không nên quá tham lam dù có đói đến đâu đi nữa. Nếu cơm hay đồ ăn quá ít thì hãy ăn ít lại và chậm lại, phải chừa món cho người khác, đừng cố gắp đến miếng cuối cùng, đừng gắp tranh phần với người khác nhé.

    8. Quy tắc khi mời rượu, bia


    Ở một số nơi, khi mời rượu, bia và cụng li với người lớn, li của bạn phải nằm thấp hơn li người lớn một chút để tránh bị gọi là vô lễ.

    9. Ngồi lại bàn khi đã ăn xong


    Nếu bạn đã ăn xong rồi mà người khác, đặc biệt là người lớn, vẫn chưa ăn xong thì nên tiếp tục ngồi lại bàn để họ không bị áp lực và thoải mái tiếp tục dùng xong bữa đã nhé.

    Trên đây là 9 quy tắc ứng xử trên bàn ăn mà bạn nên biết để mọi người không đánh giá mình là người bất lịch sự nhé.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/9-quy-tac-ung-xu-tren-ban-an-ma-ban-nen-biet-a176999.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan