+Aa-
    Zalo

    8 điều ngớ ngẩn từng được khoa học ca tụng và xem là “chân lý”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Dù ngớ ngẩn nhưng 8 điều dưới đây vẫn từng được khoa học ca tụng và xem là “chân lý” trong hàng thập kỷ, thậm chí là hàng thế kỷ qua.

    (ĐSPL) - Dù ngớ ngẩn nhưng 8 điều dưới đây vẫn từng được khoa học xem là “chân lý” trong hàng thập kỷ, thậm chí là hàng thế kỷ qua.

    Những điều đã được các nhà khoa học nghiên cứu và kết luận luôn được mọi người xem là chuẩn mực.

    Từ thời xa xưa, các nhà khoa học đã luôn là những người tiên phong giải thích những bí ẩn xung quanh loài người. Thế nhưng, có những khám phá vĩ đại ã từng bị giới khoa học chế nhạo và phớt lờ vào thời điểm đó. Ngược lại, một số nhà khoa học có quan điểm sai lầm lại được ca tụng và lý thuyết của họ lại được coi như chân lý. Dưới đây là minh chứng cho việc này khi 8 điều ngớ ngẩn nhưng được giới khoa học xem là chân lý.

    1. Cắt mạch máu giúp chữa bệnh


    Trong nhiều thế kỷ, trích mạch máu luôn là một phương pháp chữa trị rất phổ biến mà có thế áp dụng cho hầu hết tất cả các loại bệnh tật. Cách chữa bệnh này còn được áp dụng cho tới tận thế kỷ 20. Theo đó, các bác sĩ sẽ cắt mạch máu của bệnh nhận cho máu chảy ra ngoài đến khi bệnh nhân bất tỉnh.

    2. Phô mai là nguồn gốc sinh ra chuột

    Cho đến tận thế kỷ 17, mọi người vẫn tin rằng các vật vô tri vô giác có thể tạo ra các sinh vật sống. Đơn cử như lý thuyết phô mai là nguồn gốc sinh ra chuột. Nghe qua bạn thấy rất vô lý đúng không?.


    Theo bách khoa toàn thư Britannica, người ta cho rằng phô mai và bánh mỳ được để ở góc tối có khả năng sinh ra chuột, chứ không phải thu hút chuột. Tương tự, thịt đang phân hủy được cho là đã sinh ra dòi. Ví dụ này đã khiến nhiều người tin vào điều đó cho đến lúc nhà khoa học Francesco Redi đã chứng minh rằng thịt không sinh ra dòi (các con ruồi đẻ trứng trên thịt, từ đó tạo ra dòi). Theo đó, để chứng minh điều này, nhà khoa học đã thực hiện bằng cách đóng kín một phần thịt trong lọ và để phần còn lại tiếp xúc với bên ngoài. Phần thịt trong lọ không hình thành nên dòi.

    3. Thuốc lá là thần dược chữa bách bệnh


    Thậm chí điều này cho tới thế kỷ 16, thuốc lá vẫn là một thần dược. Điển hình như nạn dịch hạch ở London vào năm 1965, trẻ em và mọi người đều được khuyến khích hút thuốc lá. Trong giai đoạn thế kỷ 16, thuốc lá đã được kê đơn cho rất nhiều chứng bệnh ở Châu Âu, kể cả ung thư.

    4. Vi trùng không có khả năng gây bệnh

    Rất nhiều nhà khoa học khẳng định những con vi trùng nhỏ xíu có thể gây ra bệnh và làm chết người tuy nhiên có thời gian quan điểm này không được công nhận.


    Thậm chí, Louis Pasteur đã bị chế giễu vì lý thuyết của ông về vi trùng. Sau đó ông đã chứng minh rằng chúng có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, từ đó giúp phòng chống bệnh. Ông cũng cho thấy vi trùng có liên hệ đến quá trình lên men của rượu và sữa. Cụm từ “pasteurized milk” (sữa tiệt trùng) đã được đặt theo tên của ông.

    5. Mặt trời quay quanh Trái Đất

    Vào thời Hy Lạp cổ đại, học giả Ptolemy đã cho ra đời thuyết địa tâm. Trong đó lý thuyết này mô tả Trái Đất hình cầu và nằm ở trung tâm vũ trụ.

    Mãi đến tận thế kỷ 16, Nicolaus Copernicus đưa ra giả thuyết cho rằng chính Mặt Trời, chứ không phải Trái Đất, nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời.

    Galileo Galilei đồng tình với giả thuyết trên sau khi nghiên cứu vũ trụ bằng kĩnh viễn vọng của ông, nhưng ông đã bị lên án, đa phần là vì Giáo hội Công giáo coi quan điểm của ông là dị giáo.

    6. Trái đất bằng phẳng

    Đối với rất nhiều nền văn hóa xuyên suốt trong lịch sử, Trái Đất là mặt phẳng, không phải hình cầu.


    Nhưng không phải tất cả người thời xưa đều tin vào quan niệm Trái Đất là một mặt phẳng. Pythagoras, sống ở thế kỷ thứ 6 TCN, là người đầu tiên cho rằng Trái Đất hình cầu.

    Thế kỷ thứ 4 TCN, Aristotle cũng đồng ý với quan điểm này. Aristotle quan sát thấy các chòm sao phía nam sẽ ở vị trí cao hơn trên bầu trời khi một người di chuyển về hướng nam. Ông cũng nhấn mạnh, khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực, bóng của Trái Đất hình tròn.

    7. Vật nặng sẽ rơi nhanh hơn

    Hầu hết các nhà khoa học thời xưa đều tin rằng vật nặng sẽ rơi nhanh hơn vật nhẹ hơn chúng nếu ở cùng độ cao.

    Nhưng Galileo, vào thế kỷ 16, đã thực hiện thí nghiệm thả rơi vật từ trong buồng chân không của tháp nghiêng Pisa để chứng minh rằng trọng lực khiến mọi vật rơi với một gia tốc như nhau.

    7. Không cần khử trùng khi phẫu thuật

    Thật khó tin nhưng đến tận cuối thế kỷ 20, nhiều bác sĩ vẫn chưa nhận thức được họ cần rửa tay trước khi tiến hành phẫu thuật. Hậu quả là rất nhiều bệnh nhân đã bị chết vì bệnh hoại tử. Hầu hết các bác sĩ đầu thế kỷ 19 đều đổ lỗi cho “không khí xấu” khi bệnh bị lây và đổ lỗi cho bệnh tật đã gây ra sự mất cân bằng trong 4 “chất dịch” là máu, đờm, mật vàng và mật đen.


    Nhưng 150 năm trước, bác sĩ người Áo có tên Hung Ignaz Semmelweis đã thuyết phục được các nhà khoa học và bác sĩ tin rằng các loại bệnh có thể lây truyền nếu bác sĩ không vệ sinh tay và dụng cụ khám chữa bệnh. Ban đầu ông đã vấp phải sự phản đối và chế nhạo của hầu hết những đồng nghiệp và cấp trên của mình tại trường Đại học Vienna. Sau đó ông chuyển đến sống ở Budapest và công tác tại một bệnh viện ở đó. Ở đây ông đã cắt giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp kỷ lục bằng cách vệ sinh mọi thứ sạch sẽ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/8-dieu-ngo-ngan-tung-duoc-khoa-hoc-ca-tung-va-xem-la-chan-ly-a177568.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan