Cứ để đó bố/mẹ làm cho
Đôi khi vì muốn giúp đỡ con trong việc học hành hay đơn giản là không muốn con vất vả tự làm việc một mình mà bố, mẹ thường dành lấy làm giúp công việc của con cái. Tuy nhiên chính những thử thách, công việc đấy mới giúp trẻ ngày càng trưởng thành hơn. Vì vậy, hãy dừng việc giành làm hết những việc của con mình và tập cổ vũ cho trẻ tự mình vượt qua khó khăn ấy.
Tại sao con không được như bạn này?
Không có điều gì tệ hơn đối với trẻ khi bị chính bố, mẹ mình chê bai và so sánh với bạn bè. Điều đó sẽ thực sự khiến con bạn bị tổn thương và dễ dàng sinh ra tính tự ti, không dám thể hiện bản thân mình.
Thực ra thì mỗi đứa trẻ đều có một điểm mạnh, điểm yếu riêng, nên đừng so sánh một cách phiến diện con cái mình với những đứa trẻ khác. Thay vào đó, hãy tán dương những thành tích của trẻ và chỉ cho trẻ những điểm yếu, thiếu sót giúp trẻ khắc phục chúng.
Bố/Mẹ cũng ghét con!
Nhiều lúc giữa con cái và bố mẹ thường xảy ra xích mích và khi không kiềm chế được cơn giận bạn lại nói với con mình rằng:“ Ừ, bố(mẹ) cũng ghét con”. Đây là một câu nói có thể gây chia rẽ tình cảm gia đình và vô hình khiến cho con bạn ngày càng xa cách với bố mẹ.
Con hãy im miệng đi!
Đây thực sự là một câu nói thô lỗ đối với tâm trí còn nhạy cảm và non nớt của trẻ. Nếu không muốn con mình bị tổn thương hay tệ hơn là ảnh hưởng đến tính cách khiên con bạn cũng trở thành một người thô lỗ thì hãy dừng ngay việc nói câu này lại!
Con làm bố/mẹ phát điên lên!
Tất nhiên, trẻ cần nhận thức được rằng lời nói và hành vi của mình có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên đổ lỗi cho chúng vì cảm xúc của bản thân mình.
Vì vậy, ngay cả khi bạn tức giận và khó chịu, điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh, điều này sẽ cho con bạn thấy rằng bạn có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình và giải thích cho chúng lý do tại sao bạn lại cảm thấy như vậy.
Bố/Mẹ đã bảo rồi mà
Cụm từ này có thể khiến con bạn nghe như thể bạn hy vọng rằng quyết định của chúng sai, giống như bạn thích thú khi chúng thất bại vậy. Thay vì nói câu này, hãy cố gắng trình bày tình huống một cách khách quan hơn và cùng con bạn phân tích nó.
Nếu..thì...
Tránh sử dụng cấu trúc này kết thúc bằng một hình phạt. Nếu bạn nói điều gì đó như thế này, nó giống như một lời đe dọa và có thể khiến con bạn cảm thấy như bạn đang có ý định trừng phạt chúng. Thay vào đó, hãy sử dụng "Khi… thì…" và làm cho câu nói nghe có vẻ tích cực bằng cách diễn đạt lại nó và thêm phần thưởng ở cuối.
Nguyễn Linh(T/h)