+Aa-
    Zalo

    6 năm phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” phát động từ năm 2012 trên quy mô quốc gia.

    Phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” phát động từ năm 2012 trên quy mô quốc gia.

    Phong trào này nhằm huy động các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực làm tốt hơn nữa công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh,...

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ có nhiều cống hiến vĩ đại trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội… Riêng trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Bác đã có nhiều bài nói, bài viết về công tác y tế, trong đó có nhiều bài viết về vấn đề vệ sinh phòng bệnh. Bác coi đây là một trong những công việc quan trọng nhất trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, đưa vấn đề vệ sinh phòng bệnh vào Phong trào “Vệ sinh yêu nước”. Đặc biệt, ngày 02/7/1958, Bác Hồ đã có bài viết về “Vệ sinh yêu nước” đăng trên báo Nhân dân số 1572, kêu gọi toàn thể người dân tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh phòng bệnh.

    Đoàn viên thanh niên tham gia dọn vệ sinh môi trường. Ảnh: Đức Lam, báo Ninh Bình

    Trên nền tảng tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời gian qua, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự tham gia tích cực và có hiệu quả của ngành Y tế cùng các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân, công tác vệ sinh phòng bệnh đã được triển khai sâu rộng tới tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.

    Để triển khai các hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2018, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) ban hành Công văn số 457/MT-SKHC gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo trung tâm y tế dự phòng/trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện tốt nội dung: Phát động và triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân với chủ đề: “Sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần xây dựng nông thôn mới”.

    Các hoạt động cụ thể hưởng ứng phong trào này, gồm: Tổ chức mít tinh phát động cộng đồng thường xuyên rửa tay với xà phòng, xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

    Triển khai các hoạt động truyền thông tại cộng đồng tập trung vào các biện pháp tuyên truyền phòng chống dịch bệnh lây qua đường tiêu hóa, hô hấp..., trong đó chú trọng đến việc thường xuyên rửa tay với xà phòng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Treo băng rôn, pa-nô, áp phích, khẩu hiệu với chủ đề “Sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần xây dựng nông thôn mới” tại nơi công cộng, tuyến đường chính, trụ sở cơ quan, nơi đông người qua lại. Triển khai các hoạt động truyền thông tại trường học về rửa tay với xà phòng để phòng chống dịch bệnh, bảo quản và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh vào các hoạt động ngoại khóa, hoạt động đoàn - đội và các phong trào khác, tổ chức các đợt ra quân tổng vệ sinh trường học, nơi công cộng để giáo dục, nâng cao trách nhiệm của học sinh, giáo viên trong phòng chống dịch bệnh. Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh lây qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt biện pháp thường xuyên rửa tay với xà phòng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

    Tại Tuyên Quang

    Phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân tại Tuyên Quang đã được triển khai, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả theo đúng hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang và Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế). Qua công tác chỉ đạo, quán triệt, tuyên truyền, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân đã nhận thức rõ được mục đích, tầm quan trọng của phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân, từ đó tạo sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia tích cực với quyết tâm và trách nhiệm cao để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.

    Phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân đã được phát triển rộng, tới cơ sở và được đẩy mạnh; đội ngũ cán bộ, cộng tác viên y tế ở các cấp được bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức và năng lực hoạt động; việc khen thưởng động viên kịp thời các cán bộ, cộng tác viên và nhân dân tích cực thi đua được quan tâm...

    Tổ chức và hoạt động của Phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân từ cấp tỉnh, huyện, thành phố đến các xã, phường, thị trấn, thôn, bản và các tổ chức chính trị - xã hội dần đi vào nề nếp, có chất lượng. Các đơn vị đã có những hoạt động tích cực, đóng góp lớn vào mục tiêu của phong trào, làm cho mọi người, mọi nhà, mọi ngành quan tâm hơn đến công tác vệ sinh yêu nước, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân.

    Một trong những kết quả đáng chú ý là mô hình làng văn hóa sức khỏe được triển khai tại 07 xã trên địa bàn các huyện Na hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, Sơn Dương đã tạo những chuyển biến tích cực trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Tại các xã điểm, người dân địa phương đã quan tâm đến vấn đề cải thiện, bảo vệ môi trường, hạn chế bệnh dịch nguy hiểm lây lan, xây dựng được mô hình sức khỏe cho mọi nhà. Thói quen vứt rác bừa bãi được hạn chế, việc xây dựng nhà tiêu, chuồng trại hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch cho sinh hoạt ở một bộ phận cư dân nông thôn trong các xã từng bước được cải thiện. Đến nay, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong tỉnh đạt khoảng 85%; 61% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh (năm 2012 chỉ đạt 48%) ...

    Tại Bạc Liêu: Xác định nâng cao nhận thức của nhân dân là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh và thực hiện bền vững phong trào, tỉnh Bạc Liêu đã chủ động tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về Phong trào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân nhằm khơi dậy ý thức trách nhiệm của mọi người dân tham gia các vấn đề về vệ sinh liên quan đến sức khỏe. Các nội dung tuyên truyền về tư tưởng chỉ đạo của phong trào, mục đích, ý nghĩa, các nội dung đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu về vệ sinh nâng cao sức khỏe của phong trào.

    Sở Y tế các cấp phối hợp với các sở, ban, ngành đã vận động nhân dân thực hiện tốt nếp sống vệ sinh, ăn sạch, uống sạch, ở sạch; ăn uống hợp lý và rèn luyện thân thể. Đẩy mạnh các hoạt động 3 sạch bao gồm: Sạch nhà gắn liền với vệ sinh thân thể; sạch bếp gắn liền với vệ sinh an toàn thực phẩm gắn liền với vệ sinh môi trường.

    Tại Daknong: Theo Sở Y tế, việc triển khai Phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” không chỉ nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ về “Vệ sinh yêu nước” mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với việc hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, ngành Y tế đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành duy trì các hoạt động của phong trào. Cùng với tiếp tục xây dựng các giải pháp phù hợp, nhân rộng các mô hình, điển hình mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, các cấp, các ngành phát huy vai trò, trách nhiệm trong tổ chức triển khai, tiếp tục đưa phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.

    Hữu Bằng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/6-nam-phong-trao-ve-sinh-yeu-nuoc-nang-cao-suc-khoe-nhan-dan-a254212.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan