(ĐSPL) - Làm thế nào để đạt danh hiệu “Máy bay chiến đấu hiệu quả nhất mọi thời đại”? Câu trả lời phụ thuộc vào những chiến tích đã được kiểm chứng.
Để đánh giá máy bay chiến đấu, người ta cần lưu ý những tiêu chí sau đây:
- Tính năng chiến đấu: Máy bay chiến đấu được đánh giá có vượt trội so với các loại máy bay chiến đấu khác và máy bay ném bom cũng như vũ khí mặt đất cùng thời hay không?
Độ tin cậy: Liệu có thể tin cậy vào loại máy bay này để chiến đấu khi cần thiết, hoặc nó có mất nhiều thời gian trong sửa chữa ở mặt đất hơn bay trong không trung?
Chi phí vận hành: Các tổ chức và quốc gia đã phải trả bao nhiêu xương máu và của cải để làm cho chiếc máy bay này hoạt động trên bầu trời?
Xét theo 3 tiêu chí trên, tạp chí The National Interest tôn vinh những chiến đấu cơ sau đây là “Máy bay chiến đấu hiệu quả nhất mọi thời đại”.
Chiến đấu cơ SPAD S.XIII của Pháp
|
Trong các cuộc không chiến, SPAD S.XIII luôn tỏ ra áp đảo trước các đối thủ cùng thời. |
Vào thời kỳ đầu của ngành hàng không quân sự, đổi mới công nghệ với tốc độ chóng mặt đã khiến cho nhiều loại chiến đấu cơ trở nên lỗi thời trong vòng chưa đầy 1 năm. Các kỹ sư Pháp, Anh, Đức và Italy đã làm việc không ngừng để vượt qua đối thủ cạnh tranh, sản xuất máy bay mới mỗi năm để ném vào cuộc chiến. Sự phát triển của chiến thuật kéo theo sự đổi mới công nghệ, mặc dù tài nghệ của các phi công đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết kế máy bay mới.
Trong bối cảnh này, lựa chọn một máy bay chiến đấu vượt trội trong từng thời kỳ quả là rất khó khăn.
Tuy nhiên, SPAD S.XIII nổi bật về tính năng chiến đấu và dễ sản xuất. Mặc dù SPAD S.XIII thiếu khả năng cơ động so với một vài chiến đấu cơ cùng thời, nhưng nó lại vượt trội so với hầu hết các máy bay cùng loại trong lĩnh vực lấy độ cao và bổ nhào. Do công việc chế tạo khá đơn giản, nên đã có gần 8.500 chiến đấu cơ SPAD S.XIII được xuất xưởng trong một khoảng thời gian khá ngắn. Trong các cuộc không chiến, SPAD S.XIII luôn tỏ ra áp đảo trước các đối thủ cùng thời.
SPAD S.XIII không chỉ được các phi đội máy bay chiến đấu Pháp, mà còn được lực lượng không quân của các nước đồng minh ưa chuộng. Phi công “Át chủ bài” của Mỹ là Eddie Rickenbacker đã dùng một chiếc SPAD S.XIII bắn hạ 20 máy bay chiến đấu của Đức, trong đó có các loại máy bay tiên tiến nhất như Fokker D.VII.
Các chiến đấu cơ SPAD XIII đã giúp quân Đồng minh đứng vững trong cuộc tổng tấn công mang tên Ludendorff của quân Đức và thống thị bầu trời Pháp trong cuộc phản công sau đó. Sau Chiến tranh thế giới thứ I, SPAD XIII tiếp tục phục vụ trong các lực lượng không quân Pháp, Mỹ và hàng chục quốc gia khác trong nhiều năm. Các chiến đấu cơ SPAD XIII thiết lập ra “khuôn vàng, thước ngọc” cho các loại chiến đấu cơ thế hệ sau này.
Grumman F6F Hellcat
|
Chiến đấu cơ F6F Hellcat đã bắn hạ 5.200 chiến đấu cơ Nhật Bản và chỉ mất có 270 máy bay, tương đương với tỷ lệ 13:1. |
Tuy không bằng Spitfire, P-51, hoặc Bf 109 về tính năng bay cơ bản, nhưng chiến đấu cơ Grumman F6F Hellcat lại tỏ ra vượt trội khi lấy độ cao. Đó là chưa kể, F6F Hellcat lại có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay và đóng góp to lớn vào sức mạnh của cụm tàu sân bay tấn công của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ II. Bước vào cuộc chiến từ tháng 9/1943, chiến đấu cơ F6F Hellcat đã giành phần thắng 75\% trong các trận không chiến của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Phi công hải quân Mỹ David McCampbell đã dùng 1 chiếc Grumman F6F Hellcat bắn rơi 9 chiến đấu cơ Nhật Bản trong vòng một ngày. Các chiến đấu cơ F6F Hellcat được trang bị vũ khí đầy mình và có thể gây thiệt hại cho đối phương nhiều hơn các loại chiến đấu cơ khác cùng thời. Nhìn chung, loại chiến đấu cơ F6F Hellcat đã bắn hạ 5.200 chiến đấu cơ Nhật Bản và chỉ mất có 270 máy bay, tương đương với tỷ lệ 13:1.
Messerschmitt Me-262 Swallow
|
Nếu ra đời trước đó vài năm, Me 262 có thể làm phá sản kế hoạch ném bom rải thảm hủy diệt các thành phố và cơ sở hạ tầng của không quân đồng minh. |
Chiến đấu cơ Me 262 Schwalbe đã không thể giúp Đức Quốc xã đảo ngược thế cờ và giành chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ II cũng như không thể ngăn chặn các máy bay ném bom tấn công của đồng minh.
Được biết đến là máy bay chiến đấu phản lực chiến trường đầu tiên trên thế giới, việc sản xuất đại trà Me 262 đã bị trì hoãn bởi sự phản đối trong nội bộ chính phủ và không quân Đức Quốc xã để dành nguồn lực cho một loại máy bay thử nghiệm khác. Nỗ lực ban đầu biến Me 262 thành một máy bay chiến đấu-ném bom đã thất bại. Khi nhu cầu về một máy bay đánh chặn bậc nhất trở nên rõ ràng, Me 262 đã tìm thấy vị trí xứng đáng của nó. Me 262 Swallow đã chứng minh tính hiệu quả của nó chống lại các máy bay ném bom Mỹ và cho tất cả các loại máy bay Mỹ “ăn khói” trong quá trình rượt đuổi.
Me 262 Swallow chưa phải là máy bay chiến đấu hoàn hảo: nó không có khả năng cơ động như máy bay đánh chặn tốt nhất của Mỹ. Mặc dù vấp phải một số vấn đề về động cơ phản lực và được sản xuất vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ II sắp kết thúc, Me 262 vẫn được sản trong các cơ sở ngầm phân tán dưới lòng đất.
Nếu ra đời trước đó vài năm, Me 262 có thể làm phá sản kế hoạch ném bom rải thảm hủy diệt các thành phố và cơ sở hạ tầng của không quân đồng minh. Tổn thất máy bay ném bom cao hơn đáng kể trong năm 1943 cũng có thể buộc Churchill và Roosevelt giảm quy mô sản xuất máy bay ném bom 4 động cơ và thiên về máy bay chiến thuật. Nếu không có sự hộ tống của máy bay tiêm kích tầm xa, các máy bay ném bom Mỹ đã có thể trở thành những “con mồi ngon ăn” của máy bay đánh chặn phản lực Me 262. Lẽ ra, Me 262 đã phát huy được hiệu quả, nếu các sân bay cất cánh của nó không bị các máy bay đồng minh liên tục dội bom.
Đức Quốc xã rất cần một thứ vũ khí làm thay đổi cục diện chiến tranh. Thế nhưng, Me 262 lại được tung ra chiến trường vào thời điểm quá muộn và trở thành “chiến lợi phẩm” cực kỳ quí giá của cả Mỹ lẫn Liên Xô thời hậu chiến.
Mikoyan-Gurevich MiG-21
|
MiG-21 đã reo rắc kinh hoàng cho các phi công Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, do tốc độ cao và khả năng cơ động đáng ngạc nhiên. |
Chiến đấu cơ phản lực MiG-21 có giá thành rẻ, tốc độ cao, linh hoạt và yêu cầu bảo trì thấp. Đây là loại máy bay rất dễ sử dụng trong thời Chiến tranh lạnh. Chính vì vậy mà các lực lượng không quân trên thế giới đã mua máy bay MiG-21 trong một thời gian dài. Nếu tính cả biến thể Chengdu J-7, có tới 13.000 chiếc MiG-21 đã đi vào phục vụ trên toàn thế giới. Xét theo khía cạnh nào đó, MiG 21 chính là AK-47 (hoặc xe tăngT-34) của thế giới máy bay chiến đấu.
Hơn 50 quốc gia trên thế giới đã sử dụng MiG-21, và nó đã bay được 55 năm và hiện tiếp tục là một bộ phận quan trọng của 26 lực lượng không quân khác nhau – trong đó có Không quân Ấn Độ, Không quân Trung Quốc, Không quân Nhân dân Việt Nam và Không quân Rumani. Chẳng có gì ngạc nhiên, nếu các biến thể của MiG-21 sẽ còn trực chiến đến năm 2034.
MiG-21 đã reo rắc kinh hoàng cho các phi công Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, do tốc độ cao và khả năng cơ động đáng ngạc nhiên của nó. Cho đến nay, nó vẫn còn là một kẻ thù nguy hiểm đối với các loại máy bay ném bom, cường kích.
Đối với các nước nghèo cần một lựa chọn giá rẻ cho việc bảo vệ không phận quốc gia, từ lâu MiG-21 chính là một mặt hàng ưa chuộng và vẫn sẽ được ưa chuộng trong tương lai.
McDonnell Douglas F-15 Eagle
|
Khó đánh bại máy bay F-15 có thể hạ xuống đường băng chỉ bằng một cánh. |
Khi đưa vào sử dụng vào năm 1976, ngay lập tức F-15 Eagle đã được công nhận là máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới. Ngày nay, nó được cho là vẫn là máy bay chiến đấu hiệu quả nhất.
Được thiết kế sau những bài học Việt Nam, F-15 vượt trội so với máy bay chiến đấu cùng thời và thiết lập tiêu chuẩn mới cho máy không chiến hiện đại. Mặc dù đã trải qua “hàng trăm trận đánh”, không có chiếc F-15 nào bị đối phương bắn hạ. Dây chuyền sản xuất F-15 sẽ tiếp tục sản xuất cho đến ít nhất là năm 2019 và lâu hơn.
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ cần có một loại máy bay chiến đấu đa năng để thống trị bầu trời và tấn công hiệu quả các mục tiêu dưới đất. Một lần nữa, chiến đấu cơ F-15 đã đáp ứng nhiệm vụ này. Khó có thể đánh bại chiếc máy bay F-15 có thể hạ xuống đường băng chỉ bằng một cánh.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/5-may-bay-chien-dau-hieu-qua-nhat-moi-thoi-dai-a54230.html