(ĐSPL) - Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã chế tạo một "siêu chiến đấu cơ" Ekranoplane, khủng đến mức mà NATO phải gọi là "Quái vật biển Caspian".
|
"Siêu chiến đấu cơ" lớn nhất thế giới |
"Quái vật biển Caspian"
Đó là chiếc Ekranoplane lớp Lun, mà NATO gọi là "Quái vật biển Caspian", mặc dù nó không được chế tạo hàng loạt. Chỉ có một chiếc duy nhất được sản xuất với mã hiệu MD-160, nhưng nó đã “về hưu” vào cuối những năm 1990 và hiện vẫn được đặt tại căn cứ hải quân ở Kaspiysk.
|
Ekranoplan lớp Lunđã “về hưu” vào cuối những năm 1990 và hiện vẫn được đặt tại căn cứ hải quân ở Kaspiysk. |
Sải cánh của Ekranoplan lớp Lun có lớn hơn chiều rộng sân bóng đá và được thiết kế với những ứng dụng công nghệ tiên tiến mà thế giới chưa từng được biết đến. 8 tubin cánh quạt tạo của nó tạo ra lực đẩy tương đương khoảng 13.000kg mỗi chiếc, nhiều hơn lực đẩy của động cơ máy bay F-35 (Mỹ) hiện nay.
Đặc biệt, thân máy bay có 2 tầng nên tạo ra sức chứa lớn, được thiết kế theo kiểu “thuyền bay” nhằm giảm ma sát và tạo lực khi cất cánh.
Ekranoplan lớp Lun được trang bị 6 tên lửa dẫn đường Moskit P-270, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, "siêu chiến đấu cơ" này cũng được trang bị tên lửa chống ngầm và chống tàu nổi, ở trên thân máy bay.
Với thiết kế như trên, Ekranoplan có thể lướt trên mặt nước như một con chim biển. Vì vậy, nó có thể tránh được sự phát hiện của radar đối phương và khi phát hiện ra thì cũng đã quá muộn. Việc Ekranoplan lớp Lun xuất hiện đã gây sự chú ý của phương Tây và nó được xem như một hiểm họa vì bay quá thấp khiến radar không thể phát hiện, nhưng lại quá cao đối với các hệ thống dò thủy âm. Không những thế, thủy lôi cũng chẳng thể làm gì được Ekranoplan.
Lịch sử nghiên cứu chế tạo Ekranoplan
Theo Wikipedia, Ekranoplan là một loại phương tiện di chuyển kết hợp khá độc đáo giữa tàu thủy và máy bay. Nó bay quá thấp đối với sự phát hiện của radar, nhưng cũng quá cao đối với các bộ phận dò thủy âm và thủy lôi cũng chẳng thể làm gì được nó.
Năm 1960, Rostislav Alexeyev - một kỹ sư làm việc tại một xưởng đóng tàu Liên Xô - đã nghĩ đến việc phát triển một một loại phương tiện đi sát mặt nước nhưng cũng không hẳn tách rời khỏi mặt nước, nhanh hơn nhiều so với tàu thủy và có tải trọng lớn hơn nhiều so với máy bay.
|
Ekranoplan lớp Lun có 8 động cơ Kuznetsov NK-87 với tốc độ tối đa đạt tới 500 km/h |
Năm 1963, quân đội Liên Xô đã phát triển một mẫu Ekranoplan có khả năng mang tên lửa dựa trên những gì mà nhóm của kỹ sư Alexeyev đã phát triển và kết quả là Ekranoplan lớp Lun mà NATO gọi là "quái vật biển Caspian" đã được chế tạo. Nó có 8 động cơ Kuznetsov NK-87 với tốc độ tối đa đạt tới 500 km/h, trang bị 6 tên lửa đối hạm có thể mang theo đầu đạn hạt nhân và đã khiến cho phương Tây choáng váng ngỡ ngàng.
|
A-90 Orlyonok chở được hàng trăm lính trang bị đầy đủ hay các xe bọc thép, di chuyển với tốc độ 400–500 km/h. |
Ngoài ra, quân đội Liên Xô còn yêu cầu thêm một loại Ekranoplan có khả năng chở hàng và chiếc A-90 Orlyonok đã được chế tạo, chở được hàng trăm lính trang bị đầy đủ hay các xe bọc thép, di chuyển với tốc độ 400–500 km/h đến điểm đổ bộ trong khoảng cách 1.500 km. Khi đến nơi nó có thể leo lên bờ để binh lính và xe bọc thép có thể dễ dàng đổ bộ. Đến năm 1985, Bộ Quốc phòng Liên Xô tạm ngừng việc cấp kinh phí chế tạo vì cần tập trung cho các dự án khác. Do Liên Xô tan rã sau đó không lâu, loại phương tiện này không kịp chế tạo với số lượng lớn để sử dụng rộng rãi. Chỉ có 3 chiếc Orlyonok vẫn hoạt động cho đến năm 1993.
Sau đó, Bộ Quốc phòng Nga cũng từng tính chuyện nối lại kế hoạch phát triển Ekranoplan có trọng tải lớn cho Hải quân Nga. Còn hãng Beriev thì dự tính nghiên cứu chế tạo chiếc Be-2500.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sieu-chien-dau-co-lon-nhat-the-gioi-a27123.html