Vậy làm thế nào để “chiến thắng” áp lực tâm lý? Dưới đây là một số gợi ý hy vọng sẽ hữu ích với bạn.
Xác định áp lực đến từ đâu
Với ứng viên chủ động nghỉ việc, thường họ có sự chuẩn bị cho khoảng thời gian thất nghiệp nên không bị áp lực quá nhiều về việc tham gia tuyển dụng ở Đà Nẵng Huế hay bất cứ nơi nào khác. Tuy nhiên nếu bạn bị mất việc đột ngột thì quá trình chuẩn bị gần như không có. Bạn sẽ bị các áp lực khác nhau đến cùng lúc. Nếu không xác định nó là gì, bạn dễ rơi vào tình trạng hoang mang, bế tắc thậm chí không biết làm gì tiếp theo.
Do đó, điều đầu tiên bạn cần làm là bình tĩnh, viết ra những áp lực đó một cách cụ thể. Sau đó, tìm cách tháo gỡ chúng. Nếu đó là áp lực thời gian, bạn có thể “nới lỏng” cho chính mình. Nếu đó là áp lực tài chính, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè.
Bằng cách làm này, bạn sẽ dần vượt qua từng áp lực, từ đó tập trung toàn bộ tâm trí cho quá trình tìm việc. Ngược lại nếu cứ để chúng “dồn” lại, các áp lực này dễ “nhấn chìm” bạn.
Xây dựng lộ trình tìm việc cụ thể
Quá trình đi tìm việc làm cần một thời gian nhất định. Kể cả sau một khoảng thời gian chưa tìm được việc, bạn cũng cần bình tĩnh. Tuy nhiên, để áp lực tâm lý giảm bớt, để biết bạn có đang đi đúng hướng thì cần xây dựng lộ trình cụ thể cho quá trình xin việc.
Ở mỗi giai đoạn, bạn có mục tiêu riêng. Khi hoàn thành nó, hãy ghi nhận chính mình. Điều này giúp bạn bình tĩnh hơn, vững tin hơn vào bản thân để chạm đến mục tiêu cuối cùng.
Ví dụ, bạn “được phép” tìm việc trong 3 tháng, với nhiệm vụ, mục tiêu khác nhau. Giai đoạn 1, chuẩn bị hồ sơ xin việc, tìm kiếm cơ hội phù hợp và ứng tuyển. Giai đoạn 2, tham gia các buổi phỏng vấn, đánh giá mức độ thành công, rút kinh nghiệm và lên chiến lược phù hợp cho buổi phỏng vấn tiếp theo. Giai đoạn 3, nếu chưa có cơ hội rõ ràng, bạn phải tập trung tổng lực cho các buổi phỏng vấn còn lại, huy động các mối quan hệ, sự hỗ trợ khác để đạt mục tiêu cuối cùng.
Sẵn sàng cho lời từ chối
Nhiều ứng viên không chấp nhận được việc mình bị loại. Họ thậm chí “kiện ngược” nhà tuyển dụng vì cho rằng bản thân xứng đáng nhất. Khi kết quả không thay đổi, họ chán nản, bất mãn, mất niềm tin vào bản thân. Điều này càng khiến họ dễ thất bại khi tham gia buổi phỏng vấn khác.
Trên thực tế, trường hợp như vậy có thể xảy ra ở bất kỳ ai, cho dù bạn là người xuất sắc nhất. Không phải đạt bài test 10/10 hay được đánh giá cao trong buổi phỏng vấn là bạn chắc chắn trúng tuyển. Không phải bạn có thành tích, kinh nghiệm vượt xa ứng viên khác là bạn phải được chọn.
Sự phù hợp luôn được nhà tuyển dụng đề cao nhưng nó lại không dựa vào một yếu tố cụ thể nào. Chưa kể, nguyên nhân có thể đến từ vấn đề khách quan như dự án của công ty tạm dừng, kế hoạch nhân sự thay đổi...
Vì thế, bạn cần sẵn sàng cho những lời từ chối, những yêu cầu không thể đáp ứng 100%... Điều đó giúp bạn vững tin vào bản thân, luôn giữ được sự cân bằng, tỉnh táo trong quá trình xin việc.
Duy trì các mối quan hệ
Ai cũng có thời điểm phải đi tìm việc làm mới. Điều này là hoàn toàn bình thường. Do đó, bạn đừng tự cô lập chính mình, càng không nên tìm cách “giấu kín” chuyện này.
Hãy chia sẻ với người thân, đồng nghiệp, bạn bè và lắng nghe khuyên hữu ích từ họ. Bạn cũng nên tranh thủ thời gian thất nghiệp để nâng cấp bản thân, tham gia các khóa học ngắn hạn về kỹ năng, chuyên môn... Và đừng quên xây dựng mối quan hệ mới. Biết đâu những mối quan hệ này lại là “chìa khóa” giúp bạn có có được cơ hội việc làm như ý.
Do đó, hãy gặp gỡ mọi người, cởi mở chia sẻ về khó khăn của bạn trong quá trình tìm việc. Dù không giúp được trực tiếp thì về mặt tâm lý, bạn cũng sẽ được “giải tỏa” rất nhiều.
Giữ vững sự lạc quan và suy nghĩ tích cực
Khi đứng trước khó khăn, khi mãi chưa tìm được việc thì dù là ai cũng sẽ có phần lo lắng, bất an. Nhưng càng bi quan, càng căng thẳng thì quá trình tìm việc lại càng khó đạt được kết quả.
Để giảm bớt lo lắng, bạn hãy học cách ghi nhận chính mình, dù đó chỉ là kết quả nhỏ. Bạn cũng hãy thả lỏng bản thân, cho phép bản thân nghỉ ngơi và duy trì sự lạc quan.
Chắc chắn khi có chiến lược, tập trung, suy nghĩ tích cực thì quá trình tìm việc của bạn nhất định sẽ thành công theo đúng kế hoạch.
Đừng để áp lực tâm lý “nhấn chìm” bạn, hãy gọi tên nó và giải quyết từng vấn đề riêng biệt. Hi vọng với việc áp dụng linh hoạt 5 cách trên, bạn sẽ có hành trình đi tìm việc làm nhẹ nhàng, đơn giản mà hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Nguyễn Lý