+Aa-
    Zalo

    5 bí kíp để kỳ bảo vệ khóa luận thành công

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cứ đến độ cuối tháng 5 đầu tháng 6 là lứa sinh viên năm cuối như chúng tôi (của 2 năm trước) lại cuống cuồng chuẩn bị khóa luận tốt nghiệp. Sau khi hoàn thành phần nghiên

    Cứ đến độ cuối tháng 5 đầu tháng 6 là lứa sinh viên năm cuối như chúng tôi (của 2 năm trước) lại cuống cuồng chuẩn bị khóa luận tốt nghiệp. Sau khi hoàn thành phần nghiên cứu, chúng tôi lại tiếp tục phải chiến đấu chuẩn bị cho buổi bảo vệ khóa luận trước thầy cô.

    Lúc ấy, nhiều đứa bạn tôi hay nói rằng mình có sẵn nội dung rồi, chỉ cần báo cáo là xong đâu có gì khó. Phải khẳng định rằng bảo vệ khóa luận không khó, nhưng cũng chưa bao giờ là dễ. Tất cả những gì bạn mất hàng tháng để nghiên cứu chỉ được trình bày trong vòng 15 - 20 phút nên càng phải chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh mất điểm không đáng có. Đây là những bí kíp tôi rút ra từ bản thân mình và những người xung quanh hy vọng rằng sẽ có ích với các bạn!

    1. Chuẩn bị Slide

    Hiển nhiên là trong buổi bảo vệ khóa luận của các bạn không thể thiếu những công cụ hỗ trợ đặc biệt là slide. Ngay cả một buổi thuyết trình đơn giản cũng nên có slide để làm sinh động thông tin mà bạn mang đến. Hãy đảm bảo rằng bạn đã có một bản slide thuyết trình đẹp mắt thu hút người nghe. Trong đó đừng quên những quy tắc căn bản khi thiết kế, trình bày slide như nên có tổng quan bài báo cáo, slide nên là những thông tin cô đọng và có hình ảnh minh họa nhiều nhất có thể.

    2. Luyện nói

    Slide đẹp cũng chưa đủ để quyết định sự thành công của bạn bởi lẽ slide chỉ là công cụ hỗ trợ cho bạn mới chính là yếu tố quyết định. Slide đẹp cũng không thể che đi những lỗi về kỹ năng thuyết trình. Không phải ai sinh ra cũng có khả năng thuyết giảng trước người khác, tôi cũng vậy, tôi rất mất tự tin khi phải nói hay giới thiệu điều gì tới đám đông. Đừng để cảm giác sợ hãi đó làm kết quả của bạn xấu đi. Để khắc phục bạn có thể luyện nói nhiều lần trước buổi trình bày. Hãy chuẩn bị trước tất cả những nội dung mà bạn muốn trình bày và luyện tập đi luyện tập lại nhiều lần. Lúc trước khi chuẩn bị bảo vệ khóa luận, tôi đã đăng ký một khóa học thuyết trình để đảm bảo tự tin về kỹ năng của mình, tôi cũng được giảng viên ở trung tâm đó hỗ trợ, góp ý rất nhiều để tôi có một màn trình bày chỉnh chu trước các thầy cô. Hãy nhớ rằng, đây là yếu tố quyết định làm ảnh hưởng đến chất lượng, thành bại của buổi bảo vệ nên đừng quên dành thật nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng này nhé!

     3. Chú ý thời gian

    Thời gian ở đây mà tôi muốn nói đến là thời gian của toàn bộ phần trình bày và thời gian phân bố cho những mục trong báo cáo của bạn. Bạn chỉ có khoảng 15 - 20 để trình bày nghiên cứu của mình vì vậy hãy đảm bảo rằng trong khoảng thời gian đó bạn sẽ nói được hết những nội dung quan trọng và kết thúc một cách hoàn chỉnh nhất. Tiếp đó đừng quên phân bố thời gian cho mỗi phần, mỗi mục trong nội dung trình bày làm sao để những phần quan trọng bạn đều có thể diễn đạt đầy đủ hết nội dung muốn truyền tải.

    4. Giữ vững phong thái

    Có lẽ sẽ ít người chú ý đến điều này vì chúng ta ít ai được làm quen đến khái niệm này. Tôi may mắn được biết khi được học tại lớp kỹ năng thuyết trình. Hiểu một cách đơn giản, phong thái ở đây là phong cách, thái độ mà bạn biểu hiện ra bên ngoài cho đối phương thấy. Có những người khi thuyết trình phong thái của họ là điềm tĩnh, những người khác lại sôi động, hoạt náo, điều đó phụ thuộc vào tính cách và lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên dù lựa chọn cho mình phong thái nào bạn vẫn cần phải có tự tin và giữ vững phong cách đó xuyên suốt thời gian trình bày. Điều này sẽ giúp bạn gây ấn tượng nhiều hơn với người nghe.

    5. Chuẩn bị trả lời những câu hỏi

    Cuối cùng, nếu đã chuẩn bị được những điều trên thì hãy cố gắng chuẩn bị cả những nội dung câu hỏi mà bạn có-thể-gặp-phải trong lúc trình bày. Sự thật là bạn không thể nói hết toàn bộ chi tiết nội dung khóa luận ra, và không phải lúc nào nội dung của bạn cũng “minh bạch” hoặc hoàn hảo, hội đồng chấm có thể nhìn ra điểm yếu và hỏi về những vấn đề đó. Việc của bạn là phải chuẩn bị thật kỹ để tránh bối rối hoặc không thể trả lời được câu hỏi. Hãy tự đặt câu hỏi cho chính mình ở mỗi phần, mỗi mục và bạn có thể nhờ những người khác góp ý hoặc đặt ra những câu hỏi còn băn khoăn về nội dung mà bạn trình bày. Như vậy bạn cũng đã chuẩn bị tâm lý và nội dung trả lời những câu hỏi để đảm bảo không bị bất ngờ khi hội đồng chất vấn.

    Vừa rồi là những kinh nghiệm mà tôi đã rút ra từ chính bản thân và cũng tham khảo từ nhiều cá nhân khác. Hy vọng những bí kíp này sẽ giúp các bạn bảo vệ khóa luận thành công!

    P.Q

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/5-bi-kip-de-ky-bao-ve-khoa-luan-thanh-cong-a233871.html
    Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể

    Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể

    Con người trao đổi, biểu đạt, truyền thông tin cho nhau không thể thiếu những dấu hiệu phi ngôn ngữ. Giao tiếp phi ngôn ngữ là một công cụ quan trọng của con người.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể

    Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể

    Con người trao đổi, biểu đạt, truyền thông tin cho nhau không thể thiếu những dấu hiệu phi ngôn ngữ. Giao tiếp phi ngôn ngữ là một công cụ quan trọng của con người.