Chiếc xe ben khi ôm cua đã va chạm với một xe máy chạy cùng khiến bốn người bị cuốn vào gầm xe, bé trai 3 tuổi tử vong tại chỗ.
Báo Tri thức trực tuyến cho hay, khoảng 20h ngày 8/2, anh Huỳnh Thanh Xiên (23 tuổi, ngụ Kiên Giang) điều khiển xe máy chở chị Huỳnh Thị Anh Mai cùng bé trai Huỳnh Đăng K. (3 tuổi) và một bé gái (chưa rõ danh tính) lưu thông trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7, thành phố Hồ Chí Minh), hướng từ huyện Nhà Bè về quận 7.
Khi xe anh Xiên đến ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Quỳ, bất ngờ xe tải mang biển kiểm soát 57K - 2240, chạy cùng chiều phía sau, đang ôm cua lên cầu Phú Mỹ tông phải, cuốn cả bốn người vào gầm xe.
Hiện trường vụ tai nạn tối 8/2 tại chân cầu Phú Mỹ (quận 7), làm bé trai 3 tuổi tử vong - Ảnh: báo Tri thức trực tuyến |
Báo Tiền Phong cũng đưa tin, vụ va chạm khiến bốn người trên xe máy ngã xuống đường và bị cuốn vào gầm xe ben. Cháu K. bị cán qua người tử vong tại chỗ, bé gái và chị Mai bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu, anh Xiên may mắn chỉ bị trầy xước nhẹ.
Nhận tin báo, lực lượng chức năng quận 7 có mặt xử lý hiện trường, điều tra vụ việc.
Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã nêu rõ các mức phạt cho từng đối tượng. 1. Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô Theo quy định tại điểm b khoản 7 điều 5 của Nghị định: “Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.” 2. Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy Khoản c điểm 7 Điều 6 Nghị định quy định “phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; 3. Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng Điều 7 Nghị định quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. 4. Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; Ngoài các mức phạt hành chính trên thì người gây ra tai nạn mà bỏ trốn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo. |
(Tổng hợp)