+Aa-
    Zalo

    3 mẹo học hệ thống tài khoản kế toán hay mà bạn không nên bỏ qua

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Với 3 mẹo học hệ thống tài khoản kế toán dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc ghi nhớ các hệ thống tài khoản kế toán.

    (ĐSPL) - Với 3 mẹo học hệ thống tài khoản kế toán dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc ghi nhớ các hệ thống tài khoản kế toán.

    Ở những bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn một số mẹo học các hàm trong excel, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ thêm cho các bạn mẹo học hệ thống tài khoản kế toán.

    Nền kinh tế ngày càng phát triển thì càng có nhiều công ty ra đời. Công ty nào cũng cần kế toán nên đây là lý do ngành kế toán đang rất “hót”. Ngành “ hót” là vậy nhưng không ít sinh viên không thể ra trường hay ra trường mà không có việc làm vì không nhớ hệ thống tài khoản kế toán. Để thoát khỏi tình trạng này bạn cần biết đến 3 mẹo học hệ thống tài khoản kế toán sau.

    1. Phân loại tài khoản theo đầu số

    Đây là mẹo học hệ thống tài khoản kế toán mà bất cứ ai cũng nên biết nếu muốn nhanh chóng học thuộc nó.

    Mẹo học hệ thống tài khoản kế toán sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều

    Không phải ngẫu nhiên mà các tài khoản kế toán lại được sắp xếp theo từng đầu số một như vậy. Mà đây chính là dụ ý của người lập tài khoản kế toán. Bạn nên phân chia và ghi nhớ chúng theo đầu số như sau;

    - Đầu số 1 và 2 là thuộc tài khoản tài sản: tăng ghi nợ, giảm ghi có.

    - Đầu số 3 và 4 là thuộc tài khoản nguồn vốn: tăng ghi có, giảm ghi nợ.

    - Đầu số 5 và 7 là thuộc tài khoản doanh thu.

    - Đầu số 6 và 9 là thuộc tài khoản chi phí.

    2. Phân loại tài khoản theo chức năng

    Tùy theo chức năng của mỗi loại tài khoản mà chúng ta có thể phân chia chúng thành nhiều nhóm. Với mẹo học hệ thống tài khoản kế toán này bạn sẽ nhớ hết cả hệ thống một cách dễ dàng hơn.

    Bạn có thể học theo cách phân loại tài khoản

    - Nhóm 1: tiền tức tài khoản.

    - Nhóm 2: tài khoản cố định và chi phí dài hạn.

    - Nhóm 3: nợ phải trả và các khoản phải nộp.

    - Nhóm 4: vốn của chủ sỡ hữu.

    - Nhóm 5 và 7: doanh thu

    - Nhóm 6 và 8: chi phí

    - Nhóm 9: tập hợp chi phí và doanh thu.

    Với cách chia tài khoản theo chức năng như thế này thì bạn chỉ cần biết đề bài đang nói đến chức năng gì, sau đó sẽ tìm đến nhóm đó và tìm đến tài khoản một cách vô cùng dễ dàng và hữu dụng. Tương tự như vậy thì nhớ theo mẹo này cũng rất dễ và nhớ rất lâu.

    3. Học theo từng nhóm tài khoản.

    Khi học hệ thống tài khoản kế toán thì bạn không nên học cả một hệ thống cùng lúc. Bởi nếu học như vậy bạn sẽ không thể nhớ hết mà ngược lại còn hay bị nhầm lẫn. Mẹo học hệ thống tài khoản kế toán dành cho bạn lúc này là bạn nên chia chúng ra thành từng nhóm và học chúng một cách khoa học nhất.

    Chẳng hạn như, với tài sản ngắn hạn- những tài khoản bắt đầu bằng số 1 thì sẽ có 24 loại tài khoản khác nhau. Trong 24 loại tài khoản khác nhau đó sẽ có 3 loại tài khoản về tiền đó là 111, 112,113. bạn nên học tài khoản 111, 112, 113 xong rồi sau đó mới học tiếp đến các tài khoản 1111,1112… Cách học này cũng giống như nếu bạn muốn học thuộc một bài văn thì trước hết nên học thuộc các luận điểm, sau đó mới học đến các luận cứ của nó.

    Bạn học các nhóm còn lại theo cách tương tự thì sẽ không cảm thấy mệt mỏi nữa mà sẽ học nhanh hơn rất nhiều đấy.

    3 mẹo học hệ thống tài khoản kế toán trên đều rất cần thiết cho những ai đang và sẽ học hệ thống tài khoản kế toán đấy. Tuy nhiên, để nhớ nó được lâu hơn nữa thì các bạn luôn phải học đi đôi với hành, thường xuyên vận dụng nó vào trong các bài tập để không phải lo sợ chuyện quên mất nó nhé.

    Ngoài những mẹo học hệ thống tài khoản kế toán thì các bạn cũng nên biết thêm về những nguyên tắc kế toán cơ bản này nhé.

    - Tổng tài sản và tổng nguồn vốn luôn luôn bằng nhau.

    Học theo từng nhóm tài khoản cũng là một cách hay

    - Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng, tài khoản giảm thì nguồn vốn cũng giảm.

    - Số dư cuối kỳ bằng số dư đầu kỳ cộng với phát sinh tăng trong kỳ và trừ đi phát sinh giảm trong kỳ.

    Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các cách chọn khổ giấy trong word mà doisongphapluat.com đã tổng hợp trước đó nhé.

    Hoàng Thủy(tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/3-meo-hoc-he-thong-tai-khoan-ke-toan-hay-ma-ban-khong-nen-bo-qua-a173281.html
    Sự kiện: Mẹo học nhanh
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan