+Aa-
    Zalo

    3 cặp "Ngưu lang, Chức nữ" ấn tượng nhất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Có bộ phim thành công nhưng cũng có phiên bản gây tranh cãi vì quá hư cấu.

    Có bộ phim thành công nhưng cũng có phiên bản gây tranh cãi vì quá hư cấu.

    Theo truyền thuyết, vào đêm ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch, chàng chăn bò Ngưu Lang và nàng Chức Nữ sẽ đi qua dải Ngân Hà thông qua một cây cầu tạo bởi đàn quạ để tới buổi gặp gỡ chỉ có một lần trong năm. Chuyện tình của hai người đã xuất hiện trong văn học, âm nhạc và không thể thiếu trong điện ảnh, truyền hình. Mời độc giả cùng điểm lại 3 phiên bản Ngưu lang, Chức nữ ấn tượng nhất màn ảnh Hoa ngữ

    Ngưu lang Chức nữ - The Legend Of Love (2009)

    Trước khi phát sóng, phiên bản Ngưu Lang, Chức Nữ này đã được khán giả rất kỳ vọng. Phim có sự tham gia của Điền Lượng – vận động viên bơi lội số 1 Trung Quốc và An Dĩ Hiên – ngọc nữ màn ảnh Đài Loan cùng một dàn vai phụ “toàn sao” hùng hậu như Tôn Hưng vai Táo Quân “chuyên mách lẻo”, ảnh hậu Tống Giai vai Vương Mẫu ác độc và đầy thủ đoạn hay Tần Hán vai Ngọc Hoàng nhân từ.

    3 cặp

    3 cặp
    Ngưu lang Chức nữ phiên bản 2008 bị khán giả "ném đá" thậm tệ.

    Tuy nhiên, đạo diễn Cúc Giác Lượng đã cải biên quá tay và hư cấu nội dung thiếu thuyết phục, khiến người xem không hài lòng.

    Trong phim, An Dĩ Hiên vào vai Chức Nữ song trang phục của cô lại bị đánh giá là “gợi cảm quá mức cần thiết”. Thiết kế áo có cổ khoét rộng và trễ khiến bị cho rằng không phù hợp với tính cách Chức Nữ và lại càng không phù hợp với một bộ phim cổ trang. Ngoài ra, diễn xuất của An Dĩ Hiên vẫn chưa đủ “độ chín” khiến nhiều phân nội tâm trở nên gượng gạo còn cảnh tình cảm thì quá lố bịch.

    3 cặp
    3 cặp "Ngưu lang, Chức nữ" ấn tượng nhất

    Trong khi đó, chàng Ngưu Lang do Điền Lượng đóng lại được “đong” thêm chút gia vị như ghen tuông vô cớ, hay ngờ vực lòng chung thủy của Chức Nữ. Điều này khiến nhiều người cho rằng đạo diễn đã đánh mất sự chất phác, hồn hậu của một anh chàng nông dân chăn bò như Ngưu Lang.

    3 cặp
    Ngưu Lang Điền Lượng bản 2008 hay ghen tuông và ngờ vực người vợ yêu của mình.

    Ở tuyến nhân vật phụ, Vương Mẫu nương nương do Ảnh hậu Tống Giai thể hiện được cho là Vương Mẫu “ác nhất”. Bà không từ bất cứ thủ đoạn nào để chia rẽ Chức Nữ và Ngưu Lang. Một số tình tiết và lời thoại của nhân vật này thậm chí còn "lai tạp" thói quen của các nhà làm phim hiện đại. Khán giả tinh ý dễ dàng phát hiện "những hạt sạn khó tiêu" này và đánh điểm trừ cho đạo diễn.

    Dù được đầu tư khá công phu về dàn diễn viên, phục trang và bối cảnh song Ngưu Lang Chức Nữ 2009 lại không mang về doanh thu như kỳ vọng. Mặc dù vậy, phim cũng đạt được một vài lần kỷ lục rating (lượng thu sóng) ở những tập đầu nhờ kỹ xảo hình ảnh mãn nhãn.

    Ngưu lang Chức nữ - The Legend Of Love (2003)

    3 cặp

    3 cặp
    Ngưu lang Chức nữ phiên bản 2003 do TVB sản xuất.

    Đây là phiên bản do đài TVB sản xuất dài 20 tập với sự tham gia của những gương mặt kỳ cựu như Ôn Triệu Luân, Quách Thiện Ni, Đường Ninh.

    Đây là phiên bản “đậm” chất Hồng Kông, từ trang phục cho tới bối cảnh phim. Từ dàn diễn viên trẻ trung cho tới những bộ phục trang đẹp mắt và hậu cảnh chân thực cùng nội dung phong phú, hấp dẫn.

    The Legend Of Love (2003) bám sát câu chuyện huyền thoại về chàng chăn bò Ngưu Lang gặp gỡ và yêu nàng tiên Chức Nữ. Trong một lần Chức Nữ xuống phàm trần tìm con thoi dệt vải đã gặp chàng nông dân chất phác, hiền lành là Ngưu Lang. Cả hai nảy sinh tình cảm song do thân là tiên nữ dệt vải trên trời nên tình yêu của họ bị Vương Mẫu nương nương chia cắt.

    Đạo diễn đã bố trí thêm một số dữ kiện cho phim hấp dẫn hơn như sự thử thách của Vương Mẫu “hiền nhất” trong các bản phim với Chức Nữ khi xóa đi ký ức của Ngưu Lang hay thử thách tình yêu, sự thủy chung của Ngưu Lang với Chức Nữ…

    3 cặp
    Chàng nông dân chất phát hiền lành Ngưu Lang.

    Trong phiên bản này, nhân vật Chức Nữ nhận được nhiều khen ngợi. Tạo hình của Quách Thiện Ni được nhận xét là phù hợp với tính cách đảm đang và hết mực chung thủy của Chức Nữ. Tuy nhiên, phụ trang và kiểu tóc của Ôn Triệu Luân lại không được lòng công chúng.

    Nhiều khán giả cho rằng, tạo hình của nam diễn viên hộ Ôn giống với chàng nông dân hiện đại nhưng ngốc nghếch hơn là một anh chàng chăn bò chất phác với mái tóc cắt ngắn có tết đuôi sam kì quặc. Mặc dù vậy, phiên bản Ngưu lang của Ôn Triệu Luân đã làm bật lên hình ảnh một chàng nông dân đúng nghĩa: hiền lành, chân thật.

    3 cặp
    Quách Thiện Ni của hiện tại vẫn giữ được vẻ trung và gợi cảm.

    Quách Thiện Ni xuất thân là Hoa hậu Hồng Kông năm 1999. Cô có kinh nghiệm diễn xuất nhiều bộ phim như Tầm Tần ký, Trường Bình công chúa…Bộ phim gần đây cô tham gia chính là Cung tỏa tâm ngọc với một vai phụ. Trong khi đó, Ôn Triệu Luân xuất thân là một ca sĩ và được đài TVB phát hiện giao nhiều vai diễn quan trọng. Anh được khán giả Việt biết đến qua bộ phim Bước ngoặt cuộc đời khi vào vai chàng cảnh sát chính trực, thẳng thắn.

    Ngoài ra, Ngưu lang Chức nữ còn có một phiên bản điện ảnh công chiếu vào năm 2007 song không mấy thành công kể cả mặt thương mại và doanh thu.

    Ngưu lang chức nữ - The Legend Of Love (1963)

    Bộ phim Ngưu lang Chức nữ 1963 do Hồng Kông và Trung Quốc đại lục hợp tác sản xuất với sự tham gia của Nghiêm Phượng Anh, Hoàng Tông Nghị, Vương Thiếu Phương. Do những năm 1960, các kĩ xảo quay phim còn non kém nên phiên bản 1963 bị coi là lỗi thời và ít người xem. Không những vậy, hậu cảnh và phục trang của phim khá sơ sài và chưa được chăm chút kĩ.

    3 cặp

    3 cặp
    Phiên bản Ngưu lang Chức nữ 1963 kém về phục trang và bối cảnh.

    Mặc dù nhan sắc của Nghiêm Thiếu Phương không thuộc hàng mỹ nữ nhưng giọng hát của bà lại chinh phục trái tim khán giả qua ca khúc cùng tên trong phim. Sở trường của Nghiêm Thiếu Phương hát nhạc kịch do vậy việc bà được chọn vào vai Chức Nữ là hoàn toàn dễ hiểu. Trong phim có nhiều phân cảnh Chức Nữ hát với nhiều tâm trạng khác nhau, dễ lấy nước mắt người xem. Ngoài ra, nét thư sinh, điển trai của Hoàng Tông Nghị khi đó cũng là điểm ấn tượng thu hút phim.

    3 cặp
    Nàng Chức Nữ đầu tiên trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc - Nghiêm Thiếu Phương.

    Phim không chỉ lên án sự gia trưởng, độc quyền của chế độ phụ mẫu phong kiến mà còn đề cao tình yêu chung thủy, sắt son của Ngưu lang và Chức nữ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/3-cap-nguu-lang-chuc-nu-an-tuong-nhat-a44114.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan