+Aa-
    Zalo

    20 năm rong ruổi cùng ong, lão nông "biến" triệu quân tí hon thành cơ nghiệp vững chắc

    (ĐS&PL) - Hơn 20 năm, lão nông Trần Đăng Hải như "thủ lĩnh" đưa hàng trăm đàn ong rong ruổi từ vùng đất này sang vùng đất khác lấy mật ngọt.

    Cuộc sống "theo những mùa hoa", thu nhập "khủng"

    Ông Trần Đăng Hải (57 tuổi, ở thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk), một lão nông dày dạn kinh nghiệm, tự ví mình như một người "du mục" bởi cuộc sống gắn liền với những chuyến hành trình rong ruổi cùng đàn ong của mình. Năm này qua năm khác, cứ đến mùa hoa nở, ông lại đưa hàng trăm đàn ong của mình di chuyển qua lại giữa ba tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Quảng Nam để tìm kiếm nguồn mật hoa dồi dào.

    "Mỗi năm, tôi đưa khoảng 200 đến 500 đàn ong đi khắp 3 tỉnh, tận dụng 3 mùa hoa chính là cà phê, keo và cao su," ông Hải giải thích trên báp VietNamnet. "Nếu không di chuyển theo mùa hoa, để ong ở một chỗ thì chúng sẽ không có đủ thức ăn, dẫn đến chết hoặc bỏ tổ đi."

    20 năm rong ruổi cùng ong, lão nông Trần Đăng Hải "biến" triệu quân tí hon thành cơ nghiệp vững chắc. Ảnh: VietNamnet

    20 năm rong ruổi cùng ong, lão nông Trần Đăng Hải "biến" triệu quân tí hon thành cơ nghiệp vững chắc. Ảnh: VietNamnet

    Giống ong mà ông Hải nuôi có nguồn gốc từ Italia, mỗi đàn có một ong chúa làm nhiệm vụ sinh sản ra ong thợ để đi kiếm mật. Một ong chúa có thể sống và sinh sản trong vòng 3 đến 5 năm, và ông Hải thường thay ong chúa mới sau mỗi 2 năm để đảm bảo sự phát triển của đàn ong.

    Chu kỳ khai thác mật ong cũng không cố định, phụ thuộc vào sức khỏe và năng suất của từng đàn ong. "Có đàn ong mạnh thì chỉ cần chăm sóc 10 ngày là có thể thu hoạch mật, nhưng cũng có đàn phải mất đến 15 ngày," ông Hải cho biết.

    Giá mật ong cũng biến động theo thời điểm và chất lượng, trung bình từ 20.000 đến 50.000 đồng/kg. Với số lượng đàn ong dao động từ 200 đến 500 tổ, sau khi trừ chi phí, mỗi năm ông Hải có thể thu về từ 200 đến 500 triệu đồng.

    Những chú ong bám kín thành cầu.

    Những chú ong bám kín thành cầu.

    Cuộc sống "du mục" cùng đàn ong tuy vất vả, nhưng với ông Hải, đó là một niềm đam mê và cũng là nguồn thu nhập ổn định, giúp ông nuôi sống gia đình và tận hưởng những thành quả ngọt ngào từ công việc của mình.

    "Bí mật" của nghề nuôi ong "du mục"

    Anh Lê Phi Long (ở xã Biển Hồ, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) một người nuôi ong "du mục" đã có 12 năm kinh nghiệm, hàng năm đều đưa đàn ong của mình từ Gia Lai ra vùng rừng tràm ở Hà Tĩnh vào tháng 4 để tận dụng mùa hoa nở rộ. Dù cuộc sống nay đây mai đó, đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu thốn, anh vẫn gắn bó với nghề nuôi ong, xem đó là nguồn thu nhập chính để nuôi sống gia đình.

    Chia sẻ trên báo Dân Việt, anh Long cho hay, nghề nuôi ong "du mục" đòi hỏi sự chăm chỉ và khả năng thích nghi cao. Người nuôi ong phải di chuyển liên tục, sống trong những lán trại tạm bợ, đối mặt với thời tiết khắc nghiệt và phải luôn sát cánh cùng đàn ong để chăm sóc, bảo vệ chúng.

    Anh Lê Phi Long có 12 năm kinh nghiệm làm nghề nuôi ong "du mục". Ảnh: Dân Việt

    Anh Lê Phi Long có 12 năm kinh nghiệm làm nghề nuôi ong "du mục". Ảnh: Dân Việt

    Tuy nhiên, những khó khăn đó không làm nản lòng những người nuôi ong như anh Long. Họ vẫn cần mẫn chăm sóc từng tổ ong, mong muốn thu được nhiều mật ngọt. Mỗi năm, cứ đến tháng 4, họ lại đưa ong ra miền Trung, miền Bắc để tận dụng mùa hoa nở. Đến cuối tháng 10, khi mùa hoa kết thúc và thời tiết chuyển lạnh, họ lại đưa ong về Tây Nguyên để tránh rét và mưa bão.

    Công việc lấy mật cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật. Người nuôi phải canh thời điểm ong lấy đủ mật, sau đó dùng khói để đuổi ong đi và thu hoạch mật. Chu kỳ lấy mật thường kéo dài từ 10 đến 15 ngày, tùy thuộc vào thời tiết.

    Để đàn ong sinh trưởng và phát triển tốt, người nuôi cần chọn hướng đặt thùng ong tránh gió lùa và côn trùng gây hại. Đặc biệt, cây keo là một nguồn mật hoa lý tưởng cho ong, vì chúng tiết mật từ lá non.

    Mật ong nuôi dưới tán rừng có chất lượng cao và được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi ong và thu hoạch mật, người nuôi ong "du mục" cũng cần chú ý đến việc phòng chống cháy rừng, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt như ở Hà Tĩnh.

    Những cánh rừng keo tràm đến mua hoa nở là những người làm nghề nuôi ong "du mục" đưa những tổ ong đến. Ảnh: Dân Việt

    Những cánh rừng keo tràm đến mua hoa nở là những người làm nghề nuôi ong "du mục" đưa những tổ ong đến. Ảnh: Dân Việt

    Mặc dù vất vả và phải xa nhà, nghề nuôi ong "du mục" vẫn là nguồn sống chính của nhiều hộ dân ở các tỉnh như Hà Nam, Thanh Hóa, Gia Lai... Chính quyền địa phương và các ngành chức năng đang nỗ lực hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển nghề này một cách bền vững.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/20-nam-rong-ruoi-cung-ong-lao-nong-bien-trieu-quan-ti-hon-thanh-co-nghiep-vung-chac-a468726.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan