+Aa-
    Zalo

    100% ca mắc đậu mùa khỉ tại TP.HCM là nam giới

    (ĐS&PL) - Từ đầu năm 2023 cho đến ngày 22/10, toàn TP. HCM đã ghi nhận 33 trường hợp mắc đậu mùa khỉ, được khẳng định bằng xét nghiệm PCR.

    Theo báo Sức khỏe & Đời sống, tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội và công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP. HCM chiều ngày 26/10, bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC) thông tin một số vấn đề liên quan đến tình hình dịch đậu mùa khỉ trên địa bàn.

    Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, tính từ đầu năm 2023 cho đến ngày 22/10, thành phố ghi nhận 33 trường hợp mắc đậu mùa khỉ, được khẳng định bằng xét nghiệm PCR. Hiện đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong trên nền suy giảm miễn dịch.

    Bên cạnh đó, 8 bệnh nhân đã hoàn thành 14 ngày cách ly điều trị theo quy định, các vết sang thương trên cơ thể đã khỏi hoàn toàn.

    100 ca mac dau mua khi tai tp hcm la nam gioi1
    Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC) - bà Lê Hồng Nga. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống.

    Bà Nga thông tin, tại TP.HCM và thế giới, đặc điểm cách ly dịch tễ học của bệnh nhân đều có những điểm tương đồng. Nhìn chung, tại Việt Nam và trên thế giới, 95% người mắc bệnh đậu mùa khỉ là nam. Đặc biệt tại TP.HCM, 100% bệnh nhân là nam, đây là số liệu những bệnh nhân đến khám và được xác định sống tại TP.HCM.

    “Bên cạnh 95% người mắc bệnh đậu mùa khỉ là nam, trong đó có 85% là bệnh nhân MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới). Về tỷ lệ mắc bệnh đậu mùa khỉ nhiễm HIV, theo thống kê trên toàn thế giới, có khoảng 50% là bệnh nhân nhiễm HIV.

    Người nhiễm HIV hoặc không nhiễm thì nguy cơ mắc đậu mùa khỉ đều giống nhau nếu như bệnh nhân có tiếp xúc trực tiếp với da, bộ phận sinh dục, mông… của những người đang mắc mắc đậu mùa khỉ”- bà Nga nói.

    Nếu bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ nhiễm HIV không điều trị ARV theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế hoặc người suy giảm miễn dịch thì có nguy cơ trở bệnh nặng hơn.

    Đối với bệnh đậu mùa khỉ trên thể nhẹ, người bệnh có thể hoàn toàn tự khỏi trong vòng từ 2-4 tuần.

    Bệnh có thể trở nặng hơn ở một số trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao như thai phụ, người cao tuổi, trẻ em, người có bệnh lý nền, người bị suy giảm miễn dịch…

    Bà Nga cho biết, đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm tái nổi. Trước đây, bệnh chỉ khu trú ở châu Phi nhưng đến tháng 4/2022 đã ghi nhận rất nhiều ở Mỹ và châu Âu.

    Đặc biệt từ tháng 7-8 đến nay, một số nước trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc… đang có số ca mắc dần tăng lên. Với việc giao thương hiện nay thì số ca mắc tăng lên là không tránh khỏi.

    Ngành y tế TP.HCM đã củng cố lại toàn bộ hệ thống giám sát bằng cách tập huấn các phòng khám tư nhân và công lập, bệnh viện, các hội, tổ chức MSM.

    Báo Pháp luật TP.HCM dẫn lời bà Nga: “Người dân phát hiện người thân hoặc những người xung quanh có triệu chứng thì đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị. Khi biết bản thân mắc bệnh thì cần hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh”.

    Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/100-ca-mac-dau-mua-khi-tai-tp-hcm-la-nam-gioi-a596909.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan