+Aa-
    Zalo

    10 thứ "miễn phí" trong khách sạn ngỡ rất sạch nhưng thực tế còn bẩn hơn cả bồn cầu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Phía sau những món đồ thơm lừng, bóng bẩy trong khách sạn là cả một tá vi khuẩn mà khi nhìn bằng mắt thường bạn khó có thể phát hiện được.

    Phía sau những món đồ thơm lừng, bóng bẩy trong khách sạn là cả một tá vi khuẩn mà khi nhìn bằng mắt thường bạn khó có thể phát hiện được.

    Đồ vật trong khách sạn thường chứa nhiều vi khuẩn - Ảnh: Minh họa

    - Điều khiển tivi

    Trong phòng khách sạn, chiếc điều khiển tivi không biết bao nhiêu người cầm qua, dùng qua, chính vì thế chúng chứa đầy vi khuẩn gây bệnh. Nhân viên phục vụ lại không thường xuyên chú ý vệ sinh chúng. Do đó, nếu không thực sự cần thiết, tốt nhất bạn không nên động đến chúng.

    - Bình đun nước

    Nhân viên phục vụ có thể bỏ thời gian vệ sinh bồn cầu nhưng sẽ chẳng mấy ai đi làm sạch từng cái bình đun nước ở các phòng cả.

    Thực tế, các nhân viên khách sạn đã từng thú nhận, ấm siêu tốc thường được khách sử dụng để luộc, trần đồ ăn, đựng rác, hứng tàn thuốc lá, thậm chí là cả nôn ói,... Chính vì thế, bạn không nên sử dụng ấm siêu tốc trong khách sạn, nhà nghỉ. Nếu muốn dùng, bạn nên cho nước vào đun sôi vài lần để khử trùng.

    - Tủ lạnh

    Các tủ lạnh trong nhà nghỉ thường chỉ được vận hành khi có khách thuê. Điều đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật vì tủ lạnh để một thời gian khá lâu mà không vận hành sẽ bám bẩn bởi các loại vi khuẩn và nấm mốc.

    Chính vì thế, để tránh tiếp tay cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây ra các chứng bệnh nguy hiểm, chúng ta tuyệt đối không nên để thức ăn, đồ uống vào đây.

    - Kem và bàn chải đánh răng

    Tại các nhà nghỉ, khách sạn thường chuẩn bị sẵn cho khách một combo kem + bàn chải đánh răng dùng một lần.

    Song các sản phẩm này thường không có nhãn mác, hạn sử dụng. Chưa kể, loại kem này cũng không có nhiều mùi thơm, đánh răng xong cảm giác không sạch sẽ như kem đánh răng thông thường,...

    Theo các chuyên gia, loại kem đánh răng và bàn chải không có nhãn mác, thành phần sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm và rủi ro cho người sử dụng.

    - Khăn tắm

    Những người quản lý khách sạn cho biết, ngay cả trong khách sạn sang trọng, những chiếc khăn tắm không được sạch sẽ như chúng ta tưởng.

    Những chiếc khăn này được “luân phiên” từ cơ thể vị khách này đến cơ thể vị khách khác. Chúng có thể mang vô số những mầm bệnh như hắc lào, lang ben, viêm da, mụn nhọt... Việc tẩy rửa bằng hóa chất không ai có thể đảm bảo rằng vi khuẩn có thể bị triệt tiêu hoàn toàn.

    - Khăn trải giường, vỏ nệm gối

    Khăn trải giường và vỏ gối là nơi chứa những ổ bệnh nguy hiểm bởi chúng đã được nhiều đời chủ “lăn lộn”, trong đó không ít người mang các mầm bệnh ngoài da hoặc truyền nhiễm nguy hiểm.

    Ngoài ra, môi trường ẩm thấp dễ khiến các đồ vật này bị mốc, thu hút các loại ký sinh trùng nguy hiểm.

    - Ghế sofa

    Theo tờ Dailymail, ghế sofa ở khách sạn bẩn hơn những gì bạn nghĩ. Những chiếc ghế này ít khi được làm sạch kỹ càng, thường chỉ được nhân viên lau qua loa.

    Trong khi đó, cấu trúc của một chiếc ghế sofa khá phức tạp, rất có thể nó đã ẩn chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, thậm chí cả rệp trong các ngóc ngách của ghế từ nhiều năm.

    - Máy sấy tóc

    Theo trang Kknews, máy sấy tóc tích tụ nhiều vi khuẩn hơn cả thảm. Nguyên nhân là bởi thảm thì thi thoảng được nhân viên dùng máy hút bụi làm sạch còn máy sấy tóc thì không.

    Không chỉ được sử dụng để sấy tóc hoặc sấy quần áo, món đồ này còn được nhiều vị khách sử dụng để sấy giày, sấy đồ lót, sấy tất... từ đó dễ dàng nhiễm khuẩn và lây bệnh.

    - Cốc thủy tinh

    Cốc thủy tinh là một vật dụng cực bẩn trong khách sạn bởi nhân viên nhà nghỉ sẽ không có thời gian rửa nó kỹ càng mà họ sẽ chỉ tráng qua loa, thậm chí dùng khăn bẩn để lau.

    Chính vì thế, khi đi du lịch, bạn nên tận dụng chai nước suối để súc miệng thay vì dùng cốc có trong nhà nghỉ.

    - Bồn tắm

    Khi đi du lịch các vị khách thường không hay sử dụng bồn tắm. Thực tế, có nhiều bồn tắm vài năm không có người sử dụng, thoáng nhìn rất sạch sẽ nên nhân viên phục vụ không chú ý vệ sinh.

    Vì vậy, bạn hãy tự mình vệ sinh bồn tắm một lượt nếu muốn tắm bồn, có thể kỳ cọ bồn tắm với một chút cồn để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Tốt nhất là bạn nên tắm vòi hoa sen.

    Quỳnh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/10-thu-mien-phi-trong-khach-san-ngo-rat-sach-nhung-thuc-te-con-ban-hon-ca-bon-cau-a308937.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan