+Aa-
    Zalo

    Ý nghĩa của những thứ không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu

    (ĐS&PL) - Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch hàng năm. Bên cạnh các loại bánh trung thu để cúng Rằm tháng 8, mâm ngũ quả cũng không thể thiếu.

    Mâm cỗ Trung thu từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự đoàn viên, ấm cúng trong ngày Tết thiếu nhi. Mỗi món bánh, mỗi loại quả trên mâm cỗ đều mang theo hơi thở của đất trời, của văn hóa truyền thống, như gửi gắm những ước mong về hạnh phúc, sự bình an cho gia đình. Mâm cỗ Trung thu không chỉ là nơi tụ hội của những món quà thiên nhiên, mà còn chứa đựng cả những ý nghĩa phong thủy sâu sắc.

    Từng loại quả được lựa chọn cẩn thận, không chỉ để làm đẹp cho mâm cỗ mà còn là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và bảo hộ. Quả bưởi tròn trịa, thanh khiết thể hiện sự đầy đủ, viên mãn; nải chuối xanh gợi lên sự che chở, yêu thương; hồng đỏ ngọt lành như lời chúc cho may mắn, an lành; bánh trung thu là tượng trưng cho sự trọn vẹn, sung túc và đoàn viên của gia đình... Việc cùng nhau chuẩn bị mâm ngũ quả, bày biện tinh tế còn là cách để các bé cảm nhận rõ hơn giá trị của truyền thống, của lòng biết ơn và yêu thương, dù là trong những khoảnh khắc giản đơn nhất.

    Mâm ngũ quả tết Trung thu có gì?

    Mâm ngũ quả Trung thu bao gồm 5 loại quả chủ đạo mùa thu, với màu sắc đa dạng, ý nghĩa mong ước may mắn, an lành, thịnh vượng...  Mâm ngũ quả này tượng trưng cho 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 

    5 loại quả thường dùng để bày biện trên mâm ngũ quả Trung thu gồm có chuối, bưởi, hồng, lựu, na (mãng cầu). Mâm ngũ quả có quả xanh mang tính dương, có quả chín mang tính âm thể hiện sự kết hợp âm dương, cân bằng trong vũ trụ.

    Nải chuối chín thơm lừng, quả hồng đỏ mang hy vọng, quả na với nhiều hạt mắt mang ước nguyện sinh sôi nảy lộc, quả bưởi tượng trưng cho sự mát lành tốt đẹp và quả lựu là sự ngọt ngào may mắn.

    Hiện nay, nhiều người còn bày thêm các loại quả khác trên mâm ngũ quả cho sinh động, tùy theo vùng miền.

    Cụ thể, ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Nải chuối được đặt ở giữa sau đó đặt các trái còn lại lên trên, có thể thay bưởi bằng quả phật thủ.

    Ở miền Trung, mâm ngũ quả tết Trung thu đơn giản hơn, gồm đu đủ, xoài, mãng cầu, sung, chuối…  

    Ở miền Nam, mâm ngũ quả được chuẩn bị cầu kỳ, bao gồm các loại quả với ý nghĩa đầy đủ, sung túc, như: đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung…

    Mâm ngũ quả Trung thu bao gồm 5 loại quả chủ đạo mùa thu, với màu sắc đa dạng, ý nghĩa mong ước may mắn, an lành, thịnh vượng...

    Mâm ngũ quả Trung thu bao gồm 5 loại quả chủ đạo mùa thu, với màu sắc đa dạng, ý nghĩa mong ước may mắn, an lành, thịnh vượng... 

    Ý nghĩa các loại quả trên mâm cỗ Trung thu

    Quả chuối

    Theo cách bày biện mâm ngũ quả, nải chuối thường được đặt ở dưới cùng và ôm trọn lấy các loại quả còn lại. Đây chính là ý nghĩa tượng trưng cho hình ảnh con cháu sum vầy, đầm ấm, được bao bọc. Nải chuối cũng mang ý nghĩa hứng lấy may mắn, giúp mang đến cho gia đình sự mọi sự suôn sẻ, như ý.

    Bưởi

    Bưởi là trái cây quen thuộc và thường xuất hiện trên mâm ngũ quả ngày Tết hoặc Rằm, mùng 1 đầu tháng Âm lịch. Chính vì thế, nó cũng thường không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Trung thu. Theo quan niệm dân gian, quả bưởi có hình dáng tròn đầy vì thế nó biểu trưng cho sự đoàn tụ, sung túc, may mắn. 

    Quả hồng 

    Quả hồng là một trong những loại quả phổ biến và đặc trưng của mùa thu vì thế nó cũng không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu. Với màu sắc rực rỡ và hương vị ngọt lành, quả hồng không chỉ góp phần làm đẹp cho mâm cỗ mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Màu đỏ cam của quả hồng tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và thành công, phù hợp với tinh thần của dịp lễ Trung thu – thời điểm đoàn viên.

    Ngoài ra, quả hồng còn có hình dáng tròn trịa, căng mọng, biểu trưng cho sự viên mãn, sung túc, "vạn sự như ý". Trong phong thủy, hồng được xem là loại quả mang đến tài lộc và bình an cho gia đình. Chính vì vậy, hồng thường được chọn để bày biện trên mâm cỗ Trung thu, vừa thể hiện ý nghĩa phong thủy, vừa mang đến niềm vui, sự ấm áp cho các bé trong dịp Tết trăng rằm.

    Quả đào

    Quả đào tượng trưng cho sức khỏe, sự trường thọ và may mắn.

    Quả đào tượng trưng cho sức khỏe, sự trường thọ và may mắn.

    Quả đào tượng trưng cho sức khỏe, sự trường thọ và may mắn. Người xưa thậm chí còn cho rằng đào có ý nghĩa xua đuổi tà ác và tránh xa những điều xấu. Bên cạnh đó, với màu sắc đẹp mắt, hình dáng tròn trịa, quả đào còn mang ý nghĩa đoàn tụ và mang lại điều tốt lành khi đặt trên mâm ngũ quả.

    Cam, quýt

    Loại quả có màu sắc đẹp mắt này thường được bày để tăng sự hấp dẫn cho mâm cỗ Trung thu. Màu sắc rực rỡ của nó có ý nghĩa tượng trưng cho sự thành đạt và vạn sự hanh thông.

    Thanh long

    Thanh long là một loại quả thường được chọn để bày biện trên mâm cỗ Trung thu bởi vẻ ngoài bắt mắt và ý nghĩa phong thủy tốt lành. Với lớp vỏ màu đỏ rực rỡ, tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng, và phần ruột trắng hoặc đỏ đầy sức sống, thanh long mang đến sự cân bằng và hài hòa cho mâm cỗ.

    Trong phong thủy, thanh long còn được liên tưởng đến "rồng" – biểu tượng của quyền uy, sức mạnh và bảo hộ. Việc đặt quả thanh long trên mâm cỗ không chỉ tạo điểm nhấn về màu sắc mà còn ngụ ý mong ước cho gia đình luôn được bình an, mạnh khỏe và hạnh phúc. Với hình dáng thanh thoát, thanh long thể hiện sự tinh tế, nhẹ nhàng nhưng vẫn đầy sức sống, góp phần mang đến cảm giác đủ đầy và viên mãn trong không khí ấm cúng của ngày Tết Trung thu.

    Quả lựu

    Bên trong lựu có rất nhiều hạt được liên kết chặt chẽ với nhau nên người ta thường ví quả lựu như biểu tượng của sự sinh sôi, thịnh vượng. Trong Tết Trung thu, người ta nếm quả lựu không chỉ để thưởng thức vị ngọt của nó mà còn bày tỏ những lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình thịnh vượng và hạnh phúc lâu dài.

    Bánh Trung thu

    Bánh Trung thu là loại bánh sinh ra để dành cho ngày này và không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu. Bánh không chỉ ngon mà mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

    Bánh trung thu dẻo với hình dáng vầng trăng tròn tượng trưng cho sự sum vầy và tình cảm bền chặt giữa các thành viên trong gia đình. Màu trắng ngà của bánh cũng thể hiện sự gắn bó và tình yêu sâu đậm của vợ chồng.

    Bánh Trung thu là loại bánh sinh ra để dành cho ngày này và không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu.

    Bánh Trung thu là loại bánh sinh ra để dành cho ngày này và không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu.

    Ngược lại, bánh trung thu nướng mang ý nghĩa rằng dù cuộc sống có gặp nhiều khó khăn, vẫn luôn có những người thân yêu bên cạnh, che chở và hỗ trợ ta. Với nhân bánh được pha trộn giữa mặn và ngọt, bánh nướng biểu thị sự ấm áp và ngọt ngào của tình thân trong gia đình.

    Ngoài các loại quả và bánh Trung thu ở trên, các bạn có thể bày biện nhiều loại trái cây theo mùa khác như na, xoài, cam, táo, nho, các loại bánh kẹo truyện thống như xu xê, kẹo lạc, kẹo vừng, mè xửng... đảm bảo mâm cỗ Trung thu sẽ đầy đủ và thêm ý nghĩa.

    Bài viết mang tính tham khảo!

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/y-nghia-cua-nhung-thu-khong-the-thieu-trong-mam-co-trung-thu-a465464.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan