+Aa-
    Zalo

    Xuất khẩu lao động 10 tháng tăng so với cùng kỳ năm ngoái

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 10/2016 là 10.361 lao động.

    (ĐSPL) - Thông tin từ Cục quản lý lao động ngoài nước, theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 10/2016 là 10.361 lao động trong đó có 3.679 lao động nữ.

    Xuất khẩu lao động trong tháng 10/2016 là 10.361 lao động.

    Các thị trường được lao động nước ta hướng đến nhiều nhất là : Đài Loan: 6.110 lao động (1.953 lao động nữ), Nhật Bản: 3.193 lao động (1.351 lao động nữ), Hàn Quốc: 641 lao động (104 lao động nữ), Malaysia: 18 lao động (15 lao động nữ), Ả rập - Xê út: 267 lao động (243 lao động nữ), Macao: 27 lao động (26 lao động nữ), Algeria: 103 lao động nam và các thị trường khác.

    Như vậy, trong 10 tháng đầu năm 2016, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 98.410 lao động (36.643 lao động nữ), đạt 98,4% kế hoạch năm 2016 và bằng 116,98% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Xuất khẩu lao động luôn là ngành có đóng góp cao vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh chú trọng tìm kiếm thị trường thì chất lượng lao động cũng được chú trọng quan tâm, đặc biệt là vấn đề ngoại ngữ và chuyên môn.

    Vừa qua, do hậu quả của mưa lũ tại một số địa phương khu vực miền Trung làm ảnh hưởng đến việc đăng ký thi tiếng Hàn của người lao động. Vì vậy, để nhằm tạo điều kiện cho mọi người lao động có nguyện vọng, đủ điều kiện được đăng kí dự thi tiếng Hàn trong ngành ngư nghiệp theo chương trình EPS, ngày 20/10/2016, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Công văn số 4125/LĐTBXH-QLLĐNN, thông báo về việc gia hạn thời gian tiếp nhận đăng kí thi tiếng Hàn người cho người lao động tại 5 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Thời gian đăng kí sẽ tiếp tục được thực hiện từ ngày 21/10 đến ngày 26/10/2016.

    Hiện nay số lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ xuất khẩu lao động chưa cao, do đó vừa qua Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai hoạt động nghiên cứu rà soát Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dưới góc độ bình đẳng giới.

    Việc thực hiện nghiên cứu rà soát Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng dưới góc độ bình đằng giới được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhằm tạo công cụ pháp lý hoàn thiện hơn để bảo vệ tốt hơn người lao động nói chung, và đặc biệt là lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài.

    Hoàng Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xuat-khau-lao-dong-10-thang-tang-so-voi-cung-ky-nam-ngoai-a167894.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.