+Aa-
    Zalo

    Xử vụ Ngân hàng Xây dựng: Luật sư đề nghị giải mã tài liệu mật

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo luật sư Phan Trung Hoài, những tài liệu định giá tài sản được thu thập theo quy định, phục vụ xét xử công khai thì không thể đóng dấu mật.

    (ĐSPL) - Theo luật sư Phan Trung Hoài, những tài liệu định giá tài sản được thu thập theo quy định, phục vụ xét xử công khai thì không thể đóng dấu mật. 

    Liên quan đến phiên xét xử vụ "đại án" Phạm Công Danh và đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng, tin tức trên báo Thanh niên đăng tải, theo Viện KSND, việc tách vụ án “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” của Phạm Công Danh và các đồng phạm trong việc rút trên 6.000 tỉ đồng của VNCB, đem gửi tại 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) rồi dùng số tiền này bảo lãnh cho 29 công ty do Danh lập nên và nhập vào vụ “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; tách vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” của 4 bị can nguyên là thành viên Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại VNCB gồm: Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân, Ngô Văn Thanh và các cá nhân có liên quan để tiếp tục điều tra không ảnh hưởng đến ̉̉quyền lợi cho bị cáo Danh. Viện KSND đề nghị HĐXX không chấp nhận đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung của một số luật sư.

    Luật sư Phan Trung Hoài, một trong 4 người bào chữa cho bị cáo Danh đề nghị HĐXX lập biên bản về giao nhận và giải mật những tài liệu định giá tài sản trong tố tụng hình sự. Theo vị luật sư này những tài liệu này được thu thập theo quy định tố tụng, phục vụ xét xử công khai thì không thể đóng dấu mật. 

    Luật sư đề nghị giải mã tài liệu mật trong vụ án Phạm Công Danh (Ảnh: Thanh niên)

    Cũng theo luật sư Hoài, ông đề nghị HĐXX tiếp tục triệu tập những người vắng mặt trong số 156 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vì những người này làm ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án.

    Như báo chí đã đưa tin, chỉ trong vòng vài ngày cuối tháng 8/2013, thông qua việc thực hiện các hợp đồng vay thế chấp giữa Trần Ngọc Bích với VNCB, ông Danh đã rút số tiền gần 5.200 tỷ đồng khỏi ngân hàng nhưng không có chứng từ, chữ ký của chủ tài khoản. Số tiền này sau đó được chuyển đến tài khoản của chủ tịch Danh và ông rút ra để chi tiêu nhưng không giải trình được sử dụng vào việc gì.

    Cũng tháng 5/2013, bằng việc ủy thác đầu tư cho Quỹ Lộc Việt, Chủ tịch VNCB đã chỉ đạo cấp dưới chuyển 900 tỷ đồng để mua 900 trái phiếu do Tập đoàn Thiên Thanh phát hành. Số tiền này sau đó được chuyển cho ông Danh sử dụng vào mục đích riêng.

    Ngoài ra, theo cơ quan điều tra, trong thời gian từ cuối năm 2012 đến tháng 3/2014, cần tiền trả nợ cho các cá nhân và ngân hàng khác, ông Danh chỉ đạo đồng phạm sử dụng 12 pháp nhân công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và 2 pháp nhân của công ty đối tác làm hồ sơ mua bán nguyên vật liệu khống, phương án trả nợ khống để vay tiền VNCB. Cựu chủ tịch Danh còn sử dụng một số bất động sản tại TP HCM và Đà Nẵng nâng khống giá trị gấp 4 lần làm tài sản thế chấp vay 5.000 tỷ đồng của VNCB. 

    Nhà chức trách xác định, tổng cộng hành vi sai phạm của Danh cùng đồng phạm trong vụ án này đã gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng của Ngân hàng xây dựng Việt Nam.

    HÀ THẢO (Tổng hợp)

    Nguồn: Nguoiduatin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xu-vu-ngan-hang-xay-dung-luat-su-de-nghi-giai-ma-tai-lieu-mat-a140202.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan