(ĐSPL) - Gần 2 tháng nữa là đến Têt Nguyên đán, tuy nhiên đường vào làng quất Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) chất đầy cây quất khô, quả rụng vàng rực các gốc cây.
Còn gần 2 tháng nữa mới đến Tết, thế nhưng, những ngày gần đây, nhiều cây quất còn nguyên rễ, quả chín vàng đã bị chết héo khô nằm chất đống ở ven đường dẫn vào các khu vườn trồng quất.
Quả quất chín vàng đã bị chết héo khô nằm chất đống ở ven đường khi đến làng Tứ Liên vào những ngày này. (Ảnh Dân Việt) |
Theo ước tính của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp phường Tứ Liên, số lượng quất chết cũng lên tới 50 \% diện tích trồng. Nhiều hộ, quất chết đến quá nửa vườn.
Hơn 20 làm nghề trồng quất, ông Nguyễn Văn Chính (50 tuổi, Tứ Liên) chia sẻ trên Dân Việt, tôi chưa từng thấy năm nào cây chết nhiều như năm nay. Gia đình tôi có khoảng 800 gốc thì 100 gốc đã hỏng và chặt bỏ, 300 gốc còn lại phải ngắt hết quả để cứu gốc.
Ông Nguyễn Văn Hùng (56 tuổi) cũng lo lắng cho số phận những hơn 200 cây quất còn lại. Vườn nhà ông Hùng chủ yếu trồng cây quất thế, dịp giáp Tết bán được giá từ 8- 10 triệu/ cây. Vườn nhà ông đã chết tới gần 100 gốc quất cổ thụ.
Nhiều cây quất bỗng dưng chết hàng loạt. (Ảnh Dân Việt) |
Ông Hùng cho biết mấy tuần nay, ngày nào tôi cũng ở vườn từ sáng đến chiều, tập trung vào cứu chữa những cây yếu. Nhiều cây đang xanh tốt, hôm sau đã thấy héo lá, teo quả rồi chết dần mà không rõ nguyên nhân. Năm nay, quất Tứ Liên mất mùa nhưng giá chưa chắc đã cao vì còn nhiều vùng khác trồng.
Anh Dũng một chủ vườn chia sẻ trên Trí Thức Trẻ, thời điểm này người nông dân chỉ còn biết trông chờ vào thời tiết với tỷ lệ được mùa 50/5, trong đó phụ thuộc nhiều nhất là vào thời tiết. Vườn cây nhà anh có trồng gần 500 cây quất cảnh để bán ra trong đợt Tết. Thế nhưng gần 1 tháng trở lại đây, anh không hiểu vì sao quất đang xanh tốt, quả đẹp lại bỗng dưng héo vàng lá, rụng quả, chết hàng loạt, dù cho gia đình anh đã dùng mọi cách nhưng cũng không thể cứu vãn.
Quả quất rụng vàng dưới gốc cây. |
Anh Nam cho biết chi phí để có một cây quất là: “Tiền mua giống mỗi cây quất ở Văn Giang (Hưng Yên) là 500 - 800 nghìn đồng rồi. Thêm nữa là tiền phân bón và không kể công chăm bẵm gần 1 năm nay tổng cộng cũng phải mất hơn 1 triệu đồng. Giờ cây chết nhiều như thế thì những cây khác khó lòng mà gánh được”.