+Aa-
    Zalo

    Xét xử ông Đinh La Thăng lần hai: Luật sư và VKS tranh luận gay gắt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Phản bác lại quan điểm của VKS khi cho rằng bị cáo Đinh La Thăng là người chuyên quyền, độc đoán, luật sư Nguyễn Huy Thiệp lại cho rằng: "Ở ông Đinh La Thăng, ai cũng có

    Phản bác lại quan điểm của VKS khi cho rằng bị cáo Đinh La Thăng là người chuyên quyền, độc đoán, luật sư Nguyễn Huy Thiệp lại cho rằng: "Ở ông Đinh La Thăng, ai cũng có một nhận xét chung là một người rất quyết liệt chứ không ai nói ông Đinh La Thăng độc đoán, chuyên quyền”.

    Tại phần đối đáp giữa VKS và luật sư trong phiên xét xử bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐQT PVN cùng các bị cáo đồng phạm bị truy tố có hành vi gây thiệt hại cho PVN lên tới 800 tỷ đồng, phản bác lại quan điểm của VKS khi cho rằng bị cáo Đinh La Thăng là người chuyên quyền, độc đoán, luật sư Nguyễn Huy Thiệp lại cho rằng: "Ở ông Đinh La Thăng, ai cũng có một nhận xét chung là một người rất quyết liệt chứ không ai nói ông Đinh La Thăng độc đoán, chuyên quyền”.

    Hồ sơ điều tra - Xét xử ông Đinh La Thăng lần hai: Luật sư và VKS tranh luận gay gắt

    VKS đưa ra quan điểm đối đáp với luật sư.

    Cũng theo luật sư Thiệp thì việc VKS đưa ra nhận xét như vậy đã làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín và làm dư luận đánh giá sai về một con người như ông Đinh La Thăng, do đó, đại diện VKS không áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong vụ án này.

    Đối với Luật sư Đào Hữu Đăng bào chữa cho bị cáo Vũ Khánh Trường, nguyên thành viên HĐTV PVN, có nói VKS không đả động gì đến Công văn 108 mà Phó TGĐ PVN Nguyễn Tiến Dũng đã ký. VKS đề nghị Luật sư Đăng nghiên cứu kỹ trang 6 của Bản Cáo trạng, trong đó nêu rõ sau khi có ý kiến của Văn phòng Chính phủ (VPCP) tại Công văn 7119 ngày 07/10/2010 thông báo ý kiến của VPCP: “PVN rà soát tình hình triển khai thực hiện, cân đối vốn, trước hết đảm bảo vốn cho các dự án đầu tư thuộc ngành nghề kinh doanh chính, đặc biệt là các dự án trọng điểm dầu khí. Trên cơ sở đó và yêu cầu bảo toàn, phát triển vốn đầu tư vào ngân hàng, quyết định góp thêm vốn vào OceanBank theo kế hoạch tăng vốn năm 2010. Trường hợp khó khăn về vốn thì không nhất thiết nắm giữ 20% vốn điều lệ của OceanBank. Giao bộ Tài chính kiểm tra, giám sát PVN thực hiện việc này”.

    Công văn này đề nghị PVN thực hiện đúng Nghị quyết đã ban hành trước đó, Nghị quyết được ban hành khi chưa xin ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan.

    Đối với Luật sư Lê Văn Thiệp, luật sư cho rằng tháng 8/2011 thân chủ của ông là bị cáo Đinh La Thăng đã rời khỏi PVN và khoản đầu tư vào PVN vẫn hiệu quả, bằng chứng là PVN được chia cổ tức từ năm 2009 – 2013. Hậu quả xảy ra thuộc giai đoạn sau, khi ông Thăng đã không còn làm việc tại PVN. Luật sư Thiệp cũng cho rằng có hành vi làm trái nhưng không gây thiệt hại, nên Luật sư cho rằng không cấu thành tội Cố ý làm trái. Việc thực hiện chủ trương góp vốn, Luật sư Lê Văn Thiệp cho rằng không thể nói PVN góp vốn vào OceanBank mà thực chất chỉ là việc mua bán cổ phần. Nếu đã gọi là “góp vốn” thì PVN phải là cổ đông sáng lập.

    Đáp lại quan điểm của luật sư, VKS cho rằng, thứ nhất là OceanBank có nhu cầu tăng vốn, và chủ trương góp vốn vào ngân hàng là nhu cầu của PVN. Như vậy, thỏa thuận này ngay từ nội hàm ban đầu đã thể hiện đây là chủ trương đầu tư. Còn việc thực hiện chủ trương đầu tư này đúng hay sai theo quy định của pháp luật đã được VKS cho ý kiến. Nếu luật sư vẫn cho rằng đây không phải là chủ trương đầu tư thì cũng đề nghị HĐXX cho quyết định.

    Đối với nội dung từ tháng 8/2011 ông Đinh La Thăng đã rời khỏi PVN nên không phải chịu hậu quả xảy ra khi NHNN mua lại OceanBank với giá 0 đồng. Quan điểm của các luật sư và các bị cáo cho rằng hậu quả của vụ án này là do PVN không được phép thoái vốn, do NHNN mua 0 đồng, cũng có luật sư cho rằng trong Quyết định của NHNN mua lại 0 đồng, không có dòng chữ nào nói rằng thiệt hại là 800 tỷ đồng mà chỉ nói rằng chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các cổ đông.

    Quan điểm của VKS là quá trình góp vốn đầu tư của PVN đã vi phạm khoản 3 Điều 27, vi phạm chế độ đặc biệt của HĐQT, chủ trương đầu tư, góp vốn ra ngoài công ty mẹ thì phải được HĐQT tán thành, biểu quyết bằng văn bản chứ không phải chỉ thông qua bằng cách truyền miệng. Ý kiến của Thủ tướng trong trường hợp này là đã giao các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn theo thủ tục. Trong đó văn bản 12144 bộ Tài chính đã yêu cầu rất rõ nội dung này, nhưng PVN đã không thực hiện.

    Tại phiên tòa, các bị cáo đều cho rằng bản thân các bị cáo không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực ngân hàng, không được cấp dưới tham mưu. VKS cho rằng với tư cách là thành viên HĐTV, bị cáo phải biết biết vấn đề đó. Nếu cấp trên chưa cập nhật thì phải chỉ đạo cấp dưới cập nhật các văn bản pháp luật.

    Nguồn: Người Đưa Tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xet-xu-ong-dinh-la-thang-lan-hai-luat-su-va-vks-tranh-luan-gay-gat-a223701.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan