+Aa-
    Zalo

    Xe đạp điện có phải xe đạp máy không?

    (ĐS&PL) - Xe đạp máy được hiểu là phương tiện thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được.

    Xe đạp máy là gì?

    Căn cứ theo khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    ...

    18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

    19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

    ...

    Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:

    ...

    đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại điểm e khoản này;

    e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).

    Xe đạp máy. Ảnh minh họa

    Xe đạp máy. Ảnh minh họa

    Theo đó, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ bao gồm:

    + Xe đạp (kể cả xe đạp máy);

    + Xe xích lô;

    + Xe lăn dùng cho người khuyết tật;

    + Xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

    Và, xe đạp máy được hiểu là phương tiện thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).

    Người điều khiển xe đạp máy có phải đội mũ bảo hiểm hay không?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác như sau:

    Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác

    1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

    Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.

    2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

    3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.

    4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

    Như vậy, khi tham gia giao thông trên đường thì người điều khiển và cả người ngồi trên xe đạp máy cần phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/xe-ap-ien-co-phai-xe-ap-may-khong-a466004.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan