Khoản 2 điều 55 Luật Giao thông Đường bộ 2008 quy định cụ thể về việc bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật của xe cơ giới khi tham gia lưu thông trên đường.
Theo đó, chủ sở hữu không được tự thay đổi kết cấu, hệ thống của xe mà không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy có thể hiểu rằng, mọi hành vi tự ý thay đổi trong màu sắc không đúng với màu gốc ban đầu trong giấy đăng ký xe đều vi phạm quy định trong Luật Giao thông đường bộ 2008.
Theo Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về đăng ký xe và quản lý người sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: Chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Việc dán tem 110 cho xe 50cc là hành vi thay đổi nhãn hiệu của xe, do đó có thể bị xử phạt:
Theo đó mức phạt đối với cá nhân: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Ngoài ra, xe còn có thể bị tạm giữ đến khi chủ xe khắc phục vi phạm.
Do đó, bạn không nên dán tem 110 cho xe 50cc để tránh bị phạt và đảm bảo an toàn giao thông.
Việc nắm được thay đổi tem xe có bị phạt không giúp chủ sở hữu đưa ra quyết định đúng đắn, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho phương tiện đồng thời không bị phạt do vi phạm Luật giao thông. Người dùng lưu ý không nên dán tem xe trên diện rộng vì như vậy sẽ làm thay đổi phương tiện so với đăng ký ban đầu.
Thực tế, để chiếc xe có diện mạo thời trang, mang đậm dấu ấn cá nhân, người dùng không nhất thiết phải thay đổi tem xe. Trên thị trường hiện nay có nhiều mẫu xe máy điện sở hữu thiết kế thời thượng, ấn tượng với nhiều điểm nhấn chi tiết tại đầu, thân hay đuôi xe. Cùng với bảng màu đa dạng, những chi tiết sắc nét, chủ phương tiện vẫn trở nên nổi bật, phong cách khi di chuyển trên đường.