+Aa-
    Zalo

    Xây nhà cách đường dây điện bao nhiêu thì hợp pháp?

    (ĐS&PL) - Tùy thuộc vào điện áp của dây dẫn điện mà khoảng cách tối thiểu từ nhà ở đến đường dây dẫn điện là khác nhau.

    Căn cứ Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP (một số nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP), nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:

    Điều kiện 1: Tường bao, mái lợp phải làm bằng vật liệu không cháy.

    Điều kiện 2: Không gây cản trở đường ra vào để bảo dưỡng, kiểm tra, thay thế các bộ phận của đường dây.

    Điều kiện 3: Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình xây dựng đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

    Điều kiện 4: Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất 01 mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 01 mét.

    Điều kiện 5: Riêng với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng 04 điều kiện trên thì các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình xây dựng còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.

    Như vậy, tùy thuộc vào điện áp của dây dẫn điện mà khoảng cách tối thiểu từ nhà ở đến đường dây dẫn điện là khác nhau. Khoảng cách này được tính từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở đến đường dây dẫn điện gần nhất khi chúng ở trạng thái võng cực đại (võng lớn nhất).

    Tùy thuộc vào điện áp của dây dẫn điện mà khoảng cách tối thiểu từ nhà ở đến đường dây dẫn điện là khác nhau. Ảnh minh họa

    Tùy thuộc vào điện áp của dây dẫn điện mà khoảng cách tối thiểu từ nhà ở đến đường dây dẫn điện là khác nhau. Ảnh minh họa

    Cá nhân xây dựng nhà ở trong hành lang an toàn đường dây dẫn điện trên không khi chưa có thỏa thuận bảo đảm an toàn bị phạt bao nhiêu tiền?

    Theo khoản 18 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi khoản 3, khoản 8, khoản 9 Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm quy định về an toàn điện, theo đó:

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện vào mục đích khác khi chưa có thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành lưới điện;

    b) Đổ, đắp, sắp xếp nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị dưới dây dẫn điện của đường dây dẫn điện trên không và để khoảng cách từ dây dẫn điện đến nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị nhỏ hơn khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;

    c) Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không vào mục đích khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;

    d) Xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi chưa có thỏa thuận hoặc không thực hiện đúng các thỏa thuận để bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình với đơn vị quản lý vận hành đường dây;

    đ) Chất hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, trồng cây, thả neo tàu thuyền trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;

    e) Xây dựng nhà ở, công trình xâm phạm đường ra vào, cửa thông gió của trạm điện, nhà máy điện;

    g) Không thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp tổ chức thi công khi làm việc với các hạng mục, thiết bị trên hệ thống điện, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

    h) Không xây dựng danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định để theo dõi quản lý theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện;

    i) Câu, móc, kéo điện sau công tơ của khách hàng sử dụng điện này làm nguồn điện sử dụng cho hộ tiêu thụ khác;

    k) Tự ý đấu nối, kéo điện từ sau công tơ của khách hàng sử dụng điện ra ngoài sử dụng vào mục đích khác so với hợp đồng đã ký;

    l) Tự ý sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng hoặc làm thay đổi kết cấu mạch điện đã được phê duyệt trong hợp đồng mua bán điện khi chưa qua các lớp đào tạo về kỹ thuật điện, điện dân dụng và an toàn điện;

    m) Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy làm mất an toàn vận hành công trình lưới điện.

    8. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3; điểm a, điểm c và điểm d khoản 4; các điểm a, b, c, d và đ khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a và điểm c khoản 7 Điều này.

    9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 2; khoản 3; điểm c và điểm d khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d và điểm i khoản 5; điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều này;

    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là khoản lợi đối tượng vi phạm có được từ hoạt động kiểm định để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 6 Điều này.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/xay-nha-cach-uong-day-ien-bao-nhieu-thi-hop-phap-a482247.html
    Ai phải nộp thuế môn bài?

    Ai phải nộp thuế môn bài?

    Thuế môn bài là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp hàng năm

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ai phải nộp thuế môn bài?

    Ai phải nộp thuế môn bài?

    Thuế môn bài là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp hàng năm