+Aa-
    Zalo

    Xây dựng nguồn lực phát triển hạ tầng huyện Thạch Thất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bước sang năm 2023, cùng với cả nước, huyện Thạch Thất, Hà Nội tiếp tục thực hiện chủ đề: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Theo đó, ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể của huyện nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện với quyết tâm cao nhất các nội dung, phương châm chỉ đạo của Trung Ương, Thành phố và của Ban Thường vụ Huyện ủy, phát huy ưu điểm, khắc phục khó khăn để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

    Trong năm 2022 bằng kết quả đạt được: Thạch Thất đã triển khai đồng bộ và  khá toàn diện. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 80 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách Nhà nước tính đến tháng 8 năm 2022 đạt 615,3 tỷ đồng, bằng 63% dự toán thành phố giao, tăng 9% so với cùng kỳ.

    i4

    Toàn cảnh Trung tâm huyện Thạch Thất, Hà Nội

    Để khơi thông những khó khăn cho các dự án, lãnh đạo huyện đã kiến nghị thành phố sớm thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch vùng huyện; sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 thị trấn Liên Quan và khu vực phụ cận; đồng thời cho phép huyện triển khai thực hiện một số dự án đầu tư, phát triển cụm công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ và mở rộng, phát triển khu nhà ở, điểm dân cư nông thôn; đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư, xây dựng, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 21A (Xuân Mai-Sơn Tây); quan tâm đầu tư hạ tầng, cảnh quan và công trình phụ trợ Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương...

    i5
    i6

    Tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện

    Trong cuộc họp thường kỳ, các đại biểu đã làm rõ các đề xuất, kiến nghị của huyện; chỉ ra những vấn đề chủ yếu nhằm khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển trọng tâm là công tác quy hoạch, siết chặt tổ chức bộ máy, kỷ cương, kỷ luật, cải cách hành chính và quyết tâm hành động của đội ngũ cán bộ. Bên cạnh những kết quả tích cực, huyện còn không ít hạn chế trong giải ngân vốn đầu tư công, quản lý đất đai, cải cách hành chính, công tác tổ chức cán bộ... “Kết quả khắc phục những hạn chế tồn tại này chính là “thước đo” năng lực cán bộ huyện. Trong đó, hạn chế đầu tiên phải tập trung khắc phục là giải ngân vốn đầu tư công. Bởi có nguồn lực đầu tư mà không chi được là có lỗi với dân; giải ngân được sẽ tạo ra sản phẩm, ra công trình, dự án thì người dân mới sớm được thụ hưởng. Đây còn là động lực, là nguồn thu cả trước mắt và lâu dài cho huyện”.

    Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, huyện Thạch Thất gần như sẽ trở thành trung tâm phía Tây của thành phố với “lõi” là Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội... Đây là lợi thế phát triển rất quan trọng mà huyện phải nắm bắt và các cơ quan, thành phố, các sở, ban, ngành quan tâm, phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện cho Thạch Thất đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, xã hội, giao thông. Về phía chính quyền huyện luôn chú trọng tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc, nói đi đôi với làm; phân công nhiệm vụ rõ người, rõ việc, rõ kết quả và rõ trách nhiệm; không để xảy ra cục bộ địa phương, mất đoàn kết nội bộ.

    Bên cạnh đó, huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển các cụm công nghiệp làng nghề. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn trong năm 2023 đạt 13,9%; huy động tối đa nguồn lực để đầu tư, nâng cao chất lượng các tiêu chí các xã nông thôn mới và huyện nông thôn mới. Xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; phấn đấu năm 2023, có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng: 69,2%; Thương mại - Dịch vụ: 25%; Nông - Lâm - Thủy sản: 5,8%; bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

    Trước yêu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội toàn diện với mục tiêu chính là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội. Đẩy nhanh các dự án đầu tư công, phát huy thế mạnh của huyện về tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm làng nghề, dịch vụ thương mại, các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao để nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

    Minh Thu

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xay-dung-nguon-luc-phat-trien-ha-tang-huyen-thach-that-a574838.html
    Ban QLDA ĐTXD huyện Văn Giang, Hưng Yên: Cần làm rõ căn cứ đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu công ty phát triển hạ tầng Thủ đô

    Ban QLDA ĐTXD huyện Văn Giang, Hưng Yên: Cần làm rõ căn cứ đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu công ty phát triển hạ tầng Thủ đô

    Trong tháng 8/2022, ban QLDA ĐTXD huyện Văn Giang, Hưng Yên phê duyệt cho công ty phát triển hạ tầng Thủ Đô trúng 2 gói thầu có trị giá gần 40 tỷ. Đáng nói, dù cùng yêu cầu, cùng thời điểm nhưng năng lực tài chính của đơn vị trúng thầu lại chênh lệch hơn 7 tỷ đồng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ban QLDA ĐTXD huyện Văn Giang, Hưng Yên: Cần làm rõ căn cứ đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu công ty phát triển hạ tầng Thủ đô

    Ban QLDA ĐTXD huyện Văn Giang, Hưng Yên: Cần làm rõ căn cứ đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu công ty phát triển hạ tầng Thủ đô

    Trong tháng 8/2022, ban QLDA ĐTXD huyện Văn Giang, Hưng Yên phê duyệt cho công ty phát triển hạ tầng Thủ Đô trúng 2 gói thầu có trị giá gần 40 tỷ. Đáng nói, dù cùng yêu cầu, cùng thời điểm nhưng năng lực tài chính của đơn vị trúng thầu lại chênh lệch hơn 7 tỷ đồng.