Qua máy quét CT, các nhà khoa học không thể tin vào mắt mình khi nhìn vào bên trong xác ướp của một đứa trẻ đã 3000 tuổi.
Là một điều ám ảnh với những người "yếu vía", xoay quanh câu chuyện về những xác ướp luôn có một bí mật không thể lý giải ở phía sau, người ta thường bỏ qua lời đáp khi câu chuyện bị đưa vào ngõ cụt.
Xác ướp không đơn thuần chỉ là một thực thể đã chết được bọc vải lanh nằm trong quan tài với hai tay khoanh trước ngực!
Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Israel mới đây đã đưa 2 chiếc quan tài được cho là "chứa xác ướp trẻ em thời Ai Cập cổ đại" niên đại 3000 năm tuổi đến bệnh viện chụp CT tại bệnh viện thành phố.
Các nhà khoa học đã dồn mọi nghi ngờ vào xác ướp cổ đại bởi nó có kích thước quá nhỏ, chính điều ấy buộc mọi người phải xem lại hồ sơ giám định, nhất là khi báo cáo trình bày rõ rằng, trong xác ướp trẻ em này còn nguyên 1 quả tim.
Hình ảnh xác ướp mặt nạ hình người bí ẩn. |
Marcia Javitt, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện thành phố, ban đầu nghĩ rằng trong cỗ quan tài cổ đại là một đứa trẻ, tuy nhiên, không thể tin vào mắt mình, "đứa trẻ" ấy biến mất.
Hay nói chính xác hơn, mọi báo cáo trước đấy đều sai lầm, xác ướp kì lạ kia được làm từ hạt ngũ cốc.
Ron Hillel từ Bảo tàng Haifa cho biết: "Những cái xác này được gọi là xác ướp ngũ cốc (grain mummy) hoặc xác ướp ngô (corn mummy). Chúng chứa bùn và ngũ cốc, có hình dạng như một xác ướp thật và còn được đặt tên riêng, có vẻ như xác ướp này mang ý nghĩa đại diện cho vị thần Osiris, thần cai quản thế giới bên kia theo truyền thuyết Ai Cập".
Bất ngờ hơn, chiếc quan tài còn lại được xác định là chứa xác ướp của một con chim, nhiều khả năng là chim ưng.
Xác ướp con chim có vẻ như biểu tượng cho hình ảnh của thần Horus. |
Tiến sĩ Javitt nói: "Chúng tôi có thể xác định hình dạng và xương của thứ trông giống như một con chim. Tôi chưa bao giờ nghĩ lại có thứ này trong xác ướp".
Chim ưng trong xã hội Ai Cập cổ đóng vai trò quan trọng, bởi loài chim này có quan hệ mật thiết với thần Horus - vị thần cai quản bầu trời mình người đầu chim ưng, con trai của Osiris và Iris.
Horus đại diện cho sức khỏe, sự sống và sự tái sinh. Mắt phải của ông màu trắng, đại diện cho mặt trời và mắt trái của ông là màu đen, đại diện cho mặt trăng. Do đó, người dân Ai Cập đã đồng hóa mắt phải của Horus với thần Mặt trời - thần Ra. Còn mắt trái của ông với thần Mặt trăng - thần Thoth.
Biểu tượng con mắt thường thấy trong văn hóa Ai Cập cổ đại. |
Cho đến thời điểm hiện tại, không ai lý giải được nguyên nhân tại sao 2 xác ướp này lại có mặt ở bảo tàng, chẳng lẽ các vị Pharaoh đã gửi họ tới nhằm muốn truyền đạt thông điệp gì chăng?
Các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể 2 chiếc quan tài đã được chôn cất trong một ngôi mộ, thậm chí có thể là lăng mộ của Pharaoh như một cách dâng hiến cho các vị thần thay mặt cho người quá cố.
Chuyên gia khảo cổ Ai Cập - ông Hillel nhận định: "Khi có một ngôi mộ được xây, người Ai Cập cổ đại sẽ đặt một số món đồ tạo tác, thậm chí là một số con vật để đi theo xác ướp được chôn như: chó, chim, mèo, cá sấu. Những con chim có ý nghĩa rất đặc biệt, chúng được coi là người bảo vệ vì vậy chúng thường có mặt trong các ngôi mộ Pharaoh".
Xác ướp con vật trong các lăng mộ của vua chúa Ai Cập. |
Sự thật là người Ai Cập cổ nuôi động vật và giết chúng phục vụ cho mục đích ướp xác. Xác ướp của những con vật này phục vụ cho các nghi lễ tôn giáo truyền thống, vì các vị thần Ai Cập thường có liên quan đến loài vật, và các con vật được xem là hóa thân của các vị thần.
Hầu hết xác ướp động vật được mua bởi những người hành hương đến đền thờ các vị thần hoặc nữ thần cụ thể. Tôn giáo của người Ai Cập cổ đại được dựa trên cái chết và thế giới bên kia.
Những người Ai Cập cổ tin rằng việc ướp xác giúp họ có được một cuộc sống tốt hơn ở thế giới bên kia, sau khi qua đời, thể xác vẫn là "nhà" cho các linh hồn khi họ chết.
Tùy vào thân phận, địa vị, người chết sẽ được thực hiện các nghi thức ướp xác riêng biệt. |
Do vậy, nếu thi thể bị phân hủy thì linh hồn sẽ không còn "nhà".
Việc thực hành ướp xác ngày càng phức tạp, thực sự trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế Ai Cập cổ đại. Tiến sĩ Javitt và các đồng sự của cô tại bảo tàng sẽ tiếp tục nghiên cứu về nguồn gốc của những xác ướp này.
Theo NDT
Link gốc: www.nguoiduatin.vn/xac-uop-3000-tuoi-den-benh-vien-chup-ct-cac-nha-khoa-hoc-dung-hinh-vi-nhung-gi-duoc-nhin-thay-a483047.html?