Reuters dẫn lời Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Sudan Nima Saeed Abid cho biết một phe trong xung đột đã kiểm soát phòng thí nghiệm y tế trung tâm ở thủ đô Khartoum, ép toàn bộ kỹ thuật viên ra ngoài và dùng nơi này như một căn cứ quân sự.
Theo đó, phòng thí nghiệm bị chiếm giữ ở Sudan là nơi chưa mầm bệnh sởi, dịch tả, bại liệt và hàng loạt các virus nguy hiểm khác để phục vụ cho công tác nghiên cứu của các nhà khoa học. Nếu không được xử lý đúng cách, các mẫu phẩm trên có thể là nguồn cơn gây ra thảm họa sinh học tại sudan.
"Đây là mối quan tâm chính, các kỹ thuật viên không thể tiếp cận phòng thí nghiệm để đảm bảo các vật liệu sinh học bên trong được lưu trữ một cách an toàn", ông Abid nói với các phóng viên nhưng không tiết lộ bên tham chiến nào đang nắm quyền kiểm soát cơ sở này.
Giao tranh nổ ra giữa các Lực lượng vũ trang Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) vào ngày 15/4 đã khiến ít nhất 459 người thiệt mạng và 4072 người bị thương.Tuy nhiên, theo ông Abid đây là mới chỉ là con số thương vong ước tình vì còn rất nhiều bị thương hoặc đã thiệt mạng chưa được lực lượng chức năng tiếp cận do giao tranh khốc liệt.
Các cuộc xung đột giữ hai phe phái quân sự đã làm tê liệt các bệnh viện và các dịch vụ thiết yếu khác, đồng thời khiến nhiều người mắc kẹt trong nhà với nguồn cung cấp thực phẩm và nước uống ngày càng cạn kiệt.
WHO thống kê, kể từ khi xung đột nổ ra, đã có khoảng 14 cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở y tế kể khiến các nhân viên ý tế và bệnh nhân phải gấp rút di dời đến nơi an toàn.
Văn phòng nhân đạo của Liên Hợp Quốc (OCHA) đã buộc phải cắt giảm một số hoạt động của mình tại các vùng của Sudan do giao tranh dữ dội. Ít nhất 5 nhân viên cứu trợ đã thiệt mạng kể từ khi giao tranh nổ ra và hai cơ quan của Liên hợp là Tổ chức Di cư Quốc tế và Chương trình Lương thực Thế giới đã đình chỉ hoạt động.
Người phát ngôn của OCHA Jens Laerke cho biết: “Ở những khu vực mà giao tranh dữ dội đã cản trở các hoạt động nhân đạo của chúng tôi, chúng tôi buộc phải giảm bớt hoạt động của mình. Nhưng chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ cho người dân Sudan".
Trước đó các phe đối địch tại Sudan đã đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn trên toàn quốc trong 72 giờ bắt đầu từ ngày 25/4. Tuy nhiên giao tranh đã bùng phát trở lại vào cuối ngày 25/4 bất chấp tuyên bố ngừng bắn trước đó.
Phương Uyên (Theo Reuters)