Phóng viên Reuters ghi nhận tiếng súng và tiếng nổ tại Omdurman - thành phố kết nghĩa với Khartoum trên sông Nile. Tại đây, quân đội Sudan dùng máy bay không người lái nhắm vào các vị trí của Lực lượng Phản ứng Nhanh (RSF).
Quân đội cũng dùng máy bay không người lái đẩy lùi máy bay chiến đấu khỏi một nhà máy lọc nhiên liệu ở Bahri.
Một quan chức bệnh viện cho biết một vật thể rơi trúng và phát nổ tại trung tâm y tế Al-Roumi ở Omdurman hôm 25/4, khiến ít nhất 13 người bị thương.
Trước đó, vào ngày 24/4, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken thông báo, các phe đối địch ở Sudan đã đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn trên toàn quốc trong 72 giờ.
Ông Blinken nêu rõ, sau 48 giờ đàm phán căng thẳng, Các lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã nhất trí thực hiện ngừng bắn trong 72 giờ, bắt đầu từ 0 giờ ngày 25/4 (giờ địa phương).
"Trong giai đoạn này, Mỹ hối thúc SAF và RSF lập tức thực hiện đầy đủ lệnh ngừng bắn", ông Blinken cho biết trong một tuyên bố.
RSF cho biết, tại Khartoum, lực lượng này xác nhận đã chấp thuận lệnh ngừng bắn để tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo. "Chúng tôi xác nhận cam kết thực hiện đầy đủ lệnh ngừng bắn trong thời gian đình chiến", RSF nêu rõ.
Trên tài khoản Facebook chính thức, SAF cũng xác nhận đồng ý ngừng bắn. Tuy nhiên điều này đã không được diễn ra.
Giao tranh nổ ra tạo cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan, khiến hàng trăm người người thiệt mạng và hàng triệu người mắc kẹt, không được tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Bạo lực lan rộng do hai bên không tìm được tiếng nói chung trong quá trình đàm phán nhằm tích hợp RSF vào quân đội Sudan.
Hôm 23/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, các cuộc giao tranh tại Sudan đến nay đã khiến 420 người thiệt mạng và hơn 3.700 người bị thương.
Thùy Dung(t/h)