+Aa-
    Zalo

    Vướng nghi vấn thay đổi xuất xứ hàng hóa, Asanzo thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Gần một tháng kể từ ngày bị rơi vào nghi vấn thay đổi xuất xứ hàng hoá, Asanzo đã gần như kiệt quệ, mất khoảng 95% doanh thu, tương đương khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.

    Gần một tháng kể từ ngày bị rơi vào nghi vấn thay đổi xuất xứ hàng hoá, Asanzo đã gần như kiệt quệ, mất khoảng 95% doanh thu, tương đương khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.

    Công ty cổ phần Điện tử Asanzo (Asanzo) đã gửi thư đến cơ quan chức năng đề ngị khẩn trương kiểm tra, phân định rõ đúng - sai dựa trên các quy định pháp luật hiện hành, vì tình trạng doanh nghiệp hiện đang rất kiệt quệ.

    Cụ thể, ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch HĐQT Asanzocho biết, Asanzo đã mất khoảng 95% doanh thu. Trong khi đó, ngân hàng đóng băng các khoản vay, lương công nhân vẫn phải trả, sản xuất vẫn phải duy trì, nhà phân phối trả lại hàng, thương hiệu bị tổn thương, các dự án đầu tư bị ngưng trệ, kế hoạch phát triển công nghệ chuyên sâu bị đình đốn... Hàng loạt vấn đề xảy ra, Asanzo ước tính con số thiệt hại lên gần 1.000 tỷ đồng.

    Đại diện Asanzo cho biết thêm, sau khi gửi thỉnh nguyện thư đề nghị các cơ quan chức năng khẩn thiết vào cuộc kiểm tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, phân định rõ đúng - sai, các cơ quan chức năng đã vào cuộc. Mặc dù mới đang trong giai đoạn kiểm tra, chưa có bất kỳ kết luận nào cho rằng Asanzo giả xuất xứ hay hàng hoá của Asanzo vi phạm pháp luật nhưng không hiểu từ đâu đã lan truyền tin đồn “sản phẩm của Asanzo bị cấm bán”, khiến cho hệ thống phân phối của Asanzo hoàn toàn tê liệt.

    Vướng nghi vấn thay đổi xuất xứ hàng hóa, Asanzo thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Infonet

    Trên thực tế, tại hệ thống điện máy Nguyễn Kim, nhân viên bán hàng cho biết đã không còn bán bất cứ mặt hàng nào của Asanzo. Website thương mại điện tử Adayroi cũng đã gỡ sản phẩm nhãn hiệu Asanzo.

    Tại khu vực chợ Kim Biên, TP.HCM, các cửa hàng bán lẻ đồ điện gia dụng đã ngưng không bán sản phẩm Asanzo. Nhiều cửa hàng điện máy, điện tử gia dụng ở khu vực Quận 5, Quận 6, Bình Chánh, TP.HCM cũng ngưng bán hàng vì tin đồn tương tự.

    Trong khi đó, theo các cơ quan chức năng, hiện hoạt động kiểm tra đang được tiến hành. Khi chưa có kết luận chính thức, sản phẩm của Asanzo vẫn được bày bán bình thường, không có bất cứ cơ quan nào được cấm bán như tin đồn.

    Liên quan đến vụ việc của Asanzo, trong tháng 6, Thủ tướng đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan vào cuộc làm rõ các nghi vấn Asanzo bán hàng Trung Quốc nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật.

    Thủ tướng giao Bộ Tài chính – Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam.

    "Các Bộ, ngành cần làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật" - Thủ tướng yêu cầu.

    Bộ Tài chính và Bộ Công thương chỉ đạo các cơ quan chức năng như hải quan, quản lý thị trường... rà soát lại việc thực hiện quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.

    Bộ Tài chính, Bộ Công thương được yêu cầu khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 30/7.

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vuong-nghi-van-thay-doi-xuat-xu-hang-hoa-asanzo-thiet-hai-hon-1000-ty-dong-a284908.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tin cùng chuyên mục
    Nổi bật trong ngày