Quyền lực của lãnh đạo CCDI Vương Kỳ Sơn chỉ thua kém mỗi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình. |
Vương Kỳ Sơn hiện lãnh đạo của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương (CCDI). Vào tuần trước, cựu Bí thư CCDI Chu Vĩnh Khang chính thức bị lập án điều tra. Chu chính là quan chức cấp cao nhất bị công khai xử lý vì những hành vi “hủ bại” kể từ năm 1949.
Trong bài xã luận được phóng viên của Financial Times gửi về từ Bắc Kinh có viết, khi ông Vương được bầu làm Bí thư CCDI hồi năm 2012, đã có rất nhiều người cảm thấy thất vọng. Dư luận cho rằng đó là sự lãng phí tài năng của ông trên các lĩnh vực tài chính, kinh tế và ngoại giao.
Dư luận cho rằng Vương Kỳ Sơn có biệt tài về tài chính, kinh tế và ngoại giao. |
Dám dũng cảm phát ngôn
Bài xã trên cũng nói, có nhiều con cháu của các lãnh đạo ra sức vơ vét tiền tài. Từng có người nói đùa rằng, Vương Kỳ Sơn được lựa chọn làm Bí thư CCDI, chính là bởi vì ông Vương không có con cháu.
Có một ý kiến nghiêm túc hơn cho rằng Vương Kỳ Sơn không đứng hẳn về phe phái nào trong nội bộ đảng “một cách rõ ràng”, tuy nhiều năm nay ông Vương vẫn luôn duy trì quan hệ mật thiết với nhiều vị lãnh đạo cấp cao.
Cha vợ của ông Vương Kỳ Sơn chính là nguyên lão cách mạng Diêu Y Lâm. Chính điều này có ý nghĩa then chốt với sự nghiệp của ông.
Tuy nhiên, Financial Times đưa ra nhận định, lý do thực sự khiến ông Vương giành được sự tín nhiệm của lãnh đạo Đảng chính là năng lực thực sự và tác phong dám nói thẳng của ông.
Vương Kỳ Sơn "trảm" Chu Vĩnh Khang, "con hổ" lớn nhất kể từ năm 1949 |
Bạn bè của Vương Kỳ Sơn nói, thông điệp mà ông Vương muốn truyền tải là: nỗ lực cải cách có thể dẫn tới những hậu quả ngoài dự đoán. Tuy nhiên tẩy chay cải cách cũng có mặt rủi ro như vậy, đó chính là giai cấp thống trị sẽ “đầu rơi máu chảy”.
Hành động chống lũng đoạn
Bài viết của Financial Times có đề cập tới hành động chống tham nhũng của Bắc Kinh đã lan tới các doanh nghiệp nước ngoài, điển hình là vụ doanh nghiệp dược phẩm của Anh GSK đã bị điều tra với cáo buộc đưa hối lộ.
Kể từ năm ngoái, Trung Quốc bát đầu mở những cuộc điều tra quy mô lớn nhằm vào các doanh nghiệp ngoại tại Trung Quốc bị tổ cáo hành vi phạm pháp.
Hôm mùng 4 tháng 8, 9 thành viên Tổ điều tra lũng đoạn thuộc Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia (NDRC) đã bất ngờ thanh tra chi nhánh của hãng xe Mercedes-Benz tại Thượng Hải và tịch thu nhiều máy tính cùng các tài liệu liên quan, đồng thời “trò chuyện” với nhiều quản lý cấp cao của hãng này.
Ông Tập và ông Vương quyết tâm chỉnh đốn CPC |
The Times nhận định, cơ quan chống lũng đoạn tại Trung Quốc có quyền hạn rất lớn và dường như đang muốn “thử nghiệm” những quyền lực mới của mình.
Một số nhà quan sát cho rằng, ông Tập Cận Bình đang trong quá trình tái cấu trúc tầm kiểm soát của Đảng đối với lĩnh vực kinh tế mậu dịch, do đó ông Tập có ý “răn đe” cấp quản lý của những doanh nghiệp lớn bậc nhất trên thế giới.
Cũng theo tin của The Times, hành động của Bắc Kinh đã tạo ra ảnh hưởng lên các doanh nghiệp ngoại. Hiện tại là mùa hạ, có nhiều quản lý của các công ty nước ngoài hiện còn đang nghỉ ngơi. Tuy nhiên khi kết thúc kỳ nghỉ hè và trở lại làm việc, The Times nhận định nhiều lãnh đạo doanh nghiệp có thể sẽ không trở lại đại lục, mà lưu lại Hongkong để quan sát tình hình.