(ĐSPL) - Một nguồn tin từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (ĐCS Trung Quốc) tiết lộ cựu Phó chủ tịch nước Trung Quốc Tăng Khánh Hồng hiện đang bị quản thúc ở Thiên Tân.
|
Đương kim Phó chủ tịch Tập Cận Bình và cựu PCT Tăng Khánh Hồng tại Đại hội đảng 18 |
Tờ Minh báo ở Hong Kong cũng đưa tin “nhân vật số hai” dưới thời Chủ tịch Giang Trạch Dân là Tăng Khánh Hồng đã bị quản thúc ở Thiên Tân để phục vụ điều tra.
Theo báo này, ngày 9/7, hơn 200 nhân vật là con cháu các bậc “nguyên lão cách mạng” đã “họp mặt” ở Bắc Kinh. Thành phần tham gia gồm hậu duệ của Chu Đức, Lâm Bưu, Trần Nghị, Lưu Bá Thừa, Từ Hải Đông… Thế nhưng, hậu duệ của “nguyên lão cách mạng” Tăng Sơn là cựu Phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng lại không xuất hiện tại cuộc “họp mặt” lần này.
Thăng tiến vượt bậc
Tăng Khánh Hồng từng là Ủy viên thường trực Bộ chính trị ĐCS Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 2003 đến 2008.
Ông sinh năm 1939 ở Cát An tỉnh Giang Tây, gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 4/1960, tham gia công tác tháng 7 năm 1963, tốt nghiệp khoa điều khiển tự động Học viện công nghiệp Bắc Kinh. Ông từng giữ chứ Phó bí thư thành ủy Thượng Hải, Chủ nhiệm Văn phòng trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc.
Trong suốt thập niên 90, Tăng Khánh Hồng là đồng minh thân cận của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân. Trong nhiều năm, ông nắm quyền lực thông qua công tác tổ chức và nhân sự của đảng. Trong suốt những năm ở trong Thường vụ Bộ Chính trị, mặc dù chỉ đứng thứ 5, nhưng Tăng Khánh Hồng được xem như "nhà môi giới uy quyền" trong đảng, tức là chỉ đứng thứ 2 sau Tang Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào. Tăng Khánh Hồng về hưu vào năm 2008.
Năm 1984, Tăng Khánh Hồng được chuyển về thành phố Thượng Hải. Tại đây, ông trở thành một đồng minh quan trọng của Thị trưởng Giang Trạch Dân. Khi ông được đề bạt làm lãnh đạo đất nước ở Bắc Kinh, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân kéo Tăng Khánh Hồng lên theo.
Từ năm 1989 đến năm 1993. Tăng Khánh Hồng làm cố vấn cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân về đối ngoại đến đối nội - thông qua các hoạt động trong nội bộ đảng, quân đội và cơ cấu hành chính ở Bắc Kinh. Cùng với việc mở rộng phe cánh, Tăng Khánh Hồng đã trở thành “cánh tay phải” của Chủ tịch Giang Trạch Dân. Từ những năm 1990, nhằm tăng cường việc kiểm soát đảng, Tăng Khánh Hồng tìm cách thâu tóm các cơ quan chuyên bổ nhiệm các cán bộ vào những vị trí trọng yếu.
Là người đứng đầu Ban tổ chức Trung ương ĐCS Trung Quốc từ năm 1999-2002, Tăng Khánh Hồng đã đưa phe cánh vào các vị trí lãnh đạo quan trọng. Ngoài ra, ông còn giúp Chủ tịch Giang Trạch Dân hoàn thiện thuyết “Ba đại diện”.
Ông cũng rất thân thiết với cựu ủy viên Bộ chính trị thất thế Bạc Hy Lai và cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang.
|
Cựu Phó chủ tịch nước Trung Quốc Tăng Khánh Hồng (trái) và cựu Trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Úy Kiện Hành. |
Đỉnh cao quyền lực của Tăng Khánh Hồng là khi ông có chân trong Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc.
Năm 1999, khi Tổng Bí thư Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ Tăng Khánh Hồng cùng với các nhân vật lãnh đạo cao cấp khác của đảng như Bạc Hy Lai, La Cán và Chu Vĩnh Khang cũng đã tham gia vào cuộc đàn áp này.
Tăng Khánh Hồng có số tài sản trên 1 tỷ nhân dân tệ. Trong năm 2009, con trai của Tăng Khánh Hồng đã bị tố giác vì rút ruột 32,4 triệu AUD để mua sắm một biệt thự sang trọng tại Sydney.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sau-chu-vinh-khang-se-la-cuu-pct-tang-khanh-hong-a44235.html