+Aa-
    Zalo

    Vụ xe khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ: Ai đi sai?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vụ tai nạn xảy ra giữa xe khách và xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng,khiến 1 chiến sĩ cảnh sát PCCC tử vong và nhiều người bị thương.

    Vụ tai nạn xảy ra giữa xe khách và xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, khiến nhiều người thương vong. Nhiều ý kiến trái chiều về việc ai đi sai trong trường hợp này.

    [presscloud]1758[/presscloud]

    Nguồn clip: Lao động

    Liên quan đến vụ ô tô chở khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vào lúc 16h30 ngày 18/3 khi xe cứu hỏa đang trên đường đi làm nhiệm vụ cứu hộ và đang di chuyển ngược chiều trên cao tốc với xe khách đang đi trên đường, đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc đâu là người phải chịu trách nhiệm chính trong vụ việc.

    Trước khi vụ tai nạn xảy ra, Cảnh sát PCCC TP Hà Nội đã điều động Phòng Cảnh sát PCCC Số 12 xuất 01 xe cứu nạn, cứu hộ và 7 cán bộ chiến sỹ đến hiện trường thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.

    Trên đường đi, xe của Cảnh sát PCCC TP Hà Nội (BKS 29A-02307 do Trung úy Trần Văn Tuân lái xe điều khiển) xảy ra va chạm giao thông với xe khách BKS 29B-07843 tại địa điểm gần trạm thu phí Thường Tín (xã Văn Bình, huyện Thường Tín).

    Vụ va chạm mạnh đã khiến cho 1 chiến sĩ CSPCCC tử vong và nhiều người khác bị thương, giao thông tắc nghẽn cục bộ kéo dài nhiều giờ liền.

    Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Trí thức trẻ

    Trả lời phỏng vấn VOV về vụ việc trên, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Văn phòng luật sư Nguyễn Anh - Đoàn Luật sư Hà Nội) đã có những phân tích pháp lý xung quanh vụ tai nạn.

    Ông Thơm chỉ ra rằng, theo quy định của pháp luật, xe ưu tiên là những loại phương tiện thực thi công vụ, không bị hạn chế tốc độ và được phép đi vào đường ngược chiều hoặc bất cứ các đường nào khác có thể đi được, kể cả khi đã có tín hiệu đèn đỏ (chỉ trừ đoàn xe tang), nhưng phải tuân theo sự chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

    Theo đó các phương tiện xe chữa cháy khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định hướng dẫn tại Nghị định 109/2009/NĐ-CP như sau: “Có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ hoặc xanh gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên”.

    Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

    Trong vụ việc này, xe cứu hỏa đang đi làm nhiệm vụ nên có quyền đi ngược chiều nhưng phải có tín hiệu cảnh báo theo quy định.

    Có thể do xe khách thiếu quan sát, không giảm tốc độ và nhường đường đã va chạm đối đầu với xe cứu hỏa gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    Xét hành vi của lái xe khách đã có dấu hiệu vi phạm khoản 3 Điều 22 Luật giao thông đường bộ. Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả thiệt hại gây ra sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 BLHS 2015.

    Ngoài ra, Luật sư Nguyễn Anh Thơm cũng cho rằng cần thiết phải xem xét trách nhiệm của Cơ quan phòng cháy chữa cháy trong việc điều động xe cứu hỏa đi làm nhiệm vụ khi lưu thông trên đường cao tốc.

    Về nguyên tắc, xe cứu hỏa không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

    Như vậy, theo quy định này được hiểu, khi Cơ quan PCCC nhận được tin báo và điều động xe cứu hỏa đi vào cao tốc cần thiết phải thông báo cho CSGT quản lý đường cao tốc hoặc Cơ quan quản lý đường cao tốc để có phương án chủ động phân luồng giao thông, cảnh báo các phương tiện đang lưu thông trên cao tốc với tốc độ cao nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện và người tham gia giao thông.

    Nếu cơ quan PCCC chưa có biện pháp thông báo cho CSGT hoặc Cơ quan quản lý đường cao tốc thì cũng cần thiết phải xem xét trách nhiệm để làm căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp này, cũng giống như xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ cứu hộ xảy ra trên đường sắt thì cũng cần phải thông báo cho ngành đường sắt có biện pháp dừng các đoàn tàu trong thời điểm tham gia cứu hộ.

    VnExpress dẫn lời của độc giả Trần Anh Tuấn sau khi quan sát tình huống trong video vụ tai nạn chia sẻ, bởi xe khách đang lưu thông trên đường với tốc độ cao nên khi phát hiện ra xư cứu hỏa đi ngược chiều thì đã quá muộn, khó lòng xoay sở.

    "Trong trường hợp này khi tốc độ xe khách đang chạy khoảng 100 km/h trên cao tốc mà có sự xuất hiện của xe cứu hỏa đi ngược chiều là khá bất ngờ khó lường trước được nên e rằng khó mà xử lý tình huống kịp thời. Vì vậy, dù biết rằng về luật tài xế xe khách có thể sai, nhưng thực tế khó có thể trách.

    Quan trọng, nếu trạm kiểm soát giao thông, cảnh sát giao thông có cách nào đó thông báo cho các phương tiện biết về sự có mặt của xe cứu hỏa để giảm tốc, ngăn đường thì mới mong đảm bảo an toàn. Tôi nghĩ mọi người tham gia giao thông, kể cả làm nhiệm vụ cần chấp hành đúng quy định về tốc độ an toàn khi lái xe". - độc giả này bày tỏ.

    Vi An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-xe-khach-dam-xe-cuu-hoa-tren-cao-toc-phap-van---cau-gie-ai-di-sai-a223058.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan