+Aa-
    Zalo

    Vụ thay thế cây xanh: Chuyên gia nói "cây mỡ", Hà Nội khẳng định "vàng tâm"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - "Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được trồng bằng cây vàng tâm, đây là cây có giá trị, nằm trong sách đỏ, cần bảo tồn và phát triển", Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định.

    (ĐSPL) - "Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được trồng bằng cây vàng tâm, đây là cây có giá trị, nằm trong sách đỏ, cần bảo tồn và phát triển", Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định.
    Liên quan đến đề án chặt 6.700 cây xanh tại nhiều tuyến phố Hà Nội, như tin tức đã đưa, cây vàng tâm là loại cây được lựa chọn để trồng mới trên nhiều tuyến phố, hiện đã được triển khai trên phố Nguyễn Chí Thanh.

    Video: Thành ủy Hà Nội phản hồi vụ chặt và thay thế cây xanh.

    Tuy nhiên, sau khi loạt cây mới được trồng lên, nhiều chuyên gia lâm nghiệp lại khẳng định Hà Nội vừa trồng cây gỗ mỡ chứ không phải cây Vàng tâm như đã thông báo trước đó, có lẽ đã có sự nhầm lẫn ở đây vì hai loại cây này cùng họ nhưng khác chi và có những đặc điểm khá giống nhau.
    Chia sẻ với báo chí, Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hiệp (Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam) cho biết, ông đến đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) để lấy mẫu lá cây từ hàng cây mới trồng.
    Qua phân tích và kinh nghiệm của mình, ông Hiệp khẳng định, cây mới được trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh không phải cây vàng tâm.
    Ông cũng giải thích thêm, “vàng tâm” là từ rất chung chung, gồm có 4 loài khác nhau. Nhưng nếu chiếu loài vàng tâm theo sách đỏ Việt Nam thì loại cây trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh không phải vàng tâm mà là loại mỡ bình thường.

    Hàng trăm cây mới được thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh được Hà Nội khẳng định là cây Vàng tâm. Ảnh: Thanh niên

    Loại này thường được trồng ở vùng Tuyên Quang, Yên Bái, có đường kính gốc khoảng 20cm. Loại cây mỡ này không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nội thành Hà Nội.
    Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo chiều 20/3 về loại cây được chọn thay thế đường Nguyễn Chí Thanh, Sở Xây dựng khẳng định:
    Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được trồng bằng cây vàng tâm, đây là cây có giá trị, nằm trong sách đỏ, cần bảo tồn và phát triển.
    Cây cao trung bình 25-30 mét, đường kính thân cây 70-80 cm. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt vàng nhạt dày khoảng 1cm. Cành non, lá non, long tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác bầu dục dài, dày 5-17cm, rộng 1,5-6,5cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1-2cm, bao hoa màu nâu trắng. Trên thực tế, cây vàng tâm đã được trồng xanh tươi ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội.

    Cây Vàng tâm: Có tên khoa học Magnolia fordiana, là một loài cây gỗ thuộc họ Mộc lan. cây xanh, cao 25 - 30 m, đường kính thân cây 70-80 cm.

    Vỏ cây có màu xám trắng, dày 1 cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá Vàng tâm là chất da, dày, hình bầu dục dài, dày 5 - 17 cm, rộng 1,5 - 6,5 cm, đầu nhọn, cuống lá dài 1,4 cm, màu nâu đỏ.

    Hoa Vàng tâm thuộc loại lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1 - 2 cm, cánh hoa màu trắng, nhị nhiều, lá noãn nhiều, xếp như hình xoắn ốc, có mùi thơm nhẹ, hương lâu. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn. Mùa hoa Vàng tâm vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, mùa quả khoảng tháng 9, tháng 10.

    Quả của cây Vàng tâm có hình trứng hay tròn - trứng, dài 4 - 5,5 cm.

    Cây Vàng tâm được tái sinh bằng hạt và có tốc độ tăng trưởng trung bình.

    Gỗ vàng tâm tốt, khó mối mọt, khi khô không nẻ cũng không biến dạng, có giá trị tương đương với cây sưa. Vàng tâm có độ bền cao với tuổi thọ lên tới hàng nghìn năm.

    Cây gỗ mỡ: Có tên khoa học là Manglietia conifera, là cây gỗ nhỡ cao 20-25m, đường kính 30–60 cm. Thân đơn trục thẳng, tròn đều, độ thon nhỏ. Tán hình tháp. Vỏ nhẵn màu xám xanh, không nứt, nhiều lỗ bì tròn; lớp vỏ trong màu trắng ngà, thơm nhẹ.

    Cành non xanh nhạt gần thẳng góc với thân chính. Lá kèm bao chồi rụng sớm để lại sẹo vòng quanh cành.

    Lá đơn mọc cách, hình trái xoan hoặc trứng ngược, đầu và đuôi lá nhọn dần; phiến lá dài 15–20 cm, rộng 4–6 cm, mặt trên màu lục thẫm, mặt dưới nhạt hơn, hai mặt lá nhẵn, gân lá nổi rõ. Cuống lá dài, mảnh, gốc mang vết lõm.

    Hoa lớn, dài 6–8 cm, mọc lẻ ở đầu cành. Bao hoa có 9 cánh, màu trắng; 3 cánh ngoài cùng phớt xanh. Nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, nhị và nhụy xếp sát nhau trên đế hoa hình trụ. Nhụy gồm nhiều lá noãn rời xếp xoắn ốc tạo thành khối hình trứng. Quả đại kép hình trứng hoặc hình trụ. Hệ rễ hỗn hợp.  
    MAI NGUYÊN

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-thay-the-cay-xanh-chuyen-gia-noi-cay-mo-ha-noi-khang-dinh-vang-tam-a88594.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan