+Aa-
    Zalo

    Vụ Navibank: “Triệu tập thẩm phán toà cấp cao là chuyện chưa từng có”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Luật sư cho rằng kiến nghị triệu tập thẩm phán, chủ toạ phiên tòa xét xử “đại án” Huỳnh Thị Huyền Như đến phiên toà xử 10 lãnh đạo Navibank là có căn cứ nhưng…

    Luật sư cho rằng kiến nghị triệu tập thẩm phán, chủ toạ phiên tòa xét xử “đại án” Huỳnh Thị Huyền Như đến phiên toà xử 10 lãnh đạo Navibank là có căn cứ nhưng…

    Mới đây, liên quan đến vụ "10 cán bộ Navibank hầu tòa", 12 luật sư bào chữa cho các bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái xảy ra tại Ngân hàng Navibank đã đề nghị HĐXX triệu tập chủ tọa phiên tòa xét xử “đại án” Huyền Như để làm rõ số tiền 200 tỷ đồng mà Huyền Như chiếm đoạt, trách nhiệm thuộc về Vietinbank hay Navibank.

    Các bị cáo nguyên là lãnh đạo Navibank hầu tòa trong phiên xét xử sáng 28/2 - Ảnh: Thành Chung/TTXVN

    Cụ thể, các luật sư này đề nghị HĐXX triệu tập ông Quảng Đức Tuyên - Thẩm phán TAND Tối cao tại TPHCM (hiện nay ông Tuyên là Phó chánh án TAND Cấp cao tại TPHCM) đến phiên tòa này.
    Lý do các luật sư đề nghị triệu tập ông Quảng Đức Tuyên vì ông là thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm giai đoạn 1.

    Giới luật sư đánh giá đây là “một hiện tượng lạ” trong lĩnh vực tố tụng. Để làm rõ hơn vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Dương Lê Ước An, Đoàn luật sư TP Hà Nội.

    “Thực tế trong các vụ án hình việc các luật sư đề nghị triệu tập thẩm phán có liên quan đến vụ án xét xử là chưa từng có. Cá nhân tôi đánh giá đây là một bước đột phá, mạnh dạn của các luật sư để chứng minh, làm rõ nội dung của vụ án khi có những mâu thuẫn chưa làm sáng tỏ”, luật sư An cho hay.

    Theo luật sư An, việc các luật sư đề nghị triệu tập thẩm phán Quản Đức Tuyên là có căn cứ theo quy định tại điều 287 và 296 của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

    Tuy nhiên, luật sư An cho rằng trong vụ án này “phải triệu tập cả hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chứ không riêng gì ông Quản Đức Tuyên. Bởi lẽ, bản án của tòa là trên cơ sở quyết định của Hội đồng xét xử (bao gồm 3 thẩm phán) biểu quyết tất cả các vấn đề của vụ án theo quy định tại điều 259 của Bộ luật tố tụng hình sự chứ không phải riêng ông Quản Đức Tuyên quyết định”.

    Trong trường hợp toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận kiến nghị này, luật sư An cho rằng việc Ông Quản Đức Tuyên có mặt là cần thiết để làm rõ vì sao lại có sự mâu thuẫn khác nhau giữa kết luận điều tra và bản án phúc thẩm ngày 07/1/2015 của Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Điều 287. Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa
    Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.

    Điều 296. Sự có mặt của Điều tra viên và những người khác
    Trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án.


    Thanh Bình

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-navibank-trieu-tap-tham-phan-toa-cap-cao-la-chuyen-chua-tung-co-a222103.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan