+Aa-
    Zalo

    Vụ mua bán trẻ chùa Bồ Đề: "Lãnh đạo địa phương cần tự kiểm điểm"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)-"Các đồng chí cán bộ, lãnh đạo phường Bồ Đề, quận Long Biên cần thấy được trách nhiệm của mình. Việc đầu tiên phải làm là cần tự kiểm điểm, nhận trách nhiệm về việc quản lý lỏng lẻo", ĐBQH Lê Như Tiến nói về vụ mua bán trẻ chùa Bồ Đề.

    (ĐSPL)-"Các đồng chí cán bộ, lãnh đạo phường Bồ Đề, quận Long Biên cần thấy được trách nhiệm của mình. Việc đầu tiên phải làm là cần tự kiểm điểm, nhận trách nhiệm về việc quản lý lỏng lẻo", ĐBQH Lê Như Tiến nói về vụ mua bán trẻ chùa Bồ Đề.

    Như tin tức báo Đời sống và Pháp luật đã đưa, chiều 19/8, các cơ quan chức năng của Hà Nội đã chính thức công bố kết luận thanh tra chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội)- nơi liên quan đến nghi án mua bán trẻ em gây rúng động dư luận suốt thời gian vừa qua.

    Ngay sau khi cơ quan chức năng công bố kết quả thanh tra, song dường như chưa làm rõ được tất cả các nghi vấn trong vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề nên hàng chục phóng viên của các cơ quan báo chí đã đưa ra rất nhiều câu hỏi nhằm làm rõ việc này. Đại diện Thành ủy Hà Nội sau đó đã lần lượt giải đáp từng vấn đề, song đã không đáp ứng được sự mong đợi của báo giới cũng như dư luận.

    Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Đời sống và Pháp luật có cuộc trao đổi với ông Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội- người đã theo dõi rất sát sao vụ việc ngay từ khi bảo mẫu chùa Bồ Đề là Nguyễn Thị Thanh Trang bị bắt để điều tra về hành vi mua bán trẻ em.

    Buôn bán trẻ em chùa Bồ Đề “chính quyền địa phương phải chịu trác

    Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến.

    Đón nhận những thông tin liên quan đến nghi án mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, ông có suy nghĩ gì?

    Trước hết tôi rất bất ngờ vì ngay ở trung tâm Thủ đô lại có việc buôn bán trẻ em như thế. Sự việc này diễn ra trong một thời gian khá dài mà việc phát hiện ra không phải là chính quyền địa phương, công an phường mà là người dân, các thành viên tham gia thiện nguyện tại chùa Bồ Đề. Họ thấy thiếu các cháu nên cung cấp thông tin cho công an điều tra.

    Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra, làm rõ tội buôn bán trẻ em. Phát hiện sự việc tuy là muộn nhưng tôi cho rằng đây là một việc làm mang tính cảnh báo và đã thực hiện đúng pháp luật.

    Đồng thời đây là tiếng chuông cảnh báo cho tất cả các nơi mà đang nuôi, lưu giữ trẻ em trong cả nước, đặc biệt cảnh báo với chính quyền địa phương nơi có các cơ sở, trung tâm nuôi dưỡng trẻ em cần kiểm soát chặt chẽ hơn đặc biệt là khâu quản lý khai báo tạm trú đối với các cháu hay việc cho nhận con nuôi phải thực hiện đúng theo pháp luật.

    Theo ông, việc buông lỏng quản lý trong lĩnh vực này sẽ dẫn tới những hệ lụy gì?

    Theo tôi, chỉ khi nào các điểm nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi, lang thang được thực hiện tốt, đúng theo quy định của pháp luật thì mới được gọi là từ thiện đúng nghĩa. Nếu không quản lý chặt các cơ sở, trung tâm nuôi dưỡng trẻ em để các trung tâm nấp dưới danh nghĩa nuôi các cháu theo kiểu từ thiện rồi lại buôn bán trẻ em để trục lợi thì không biết thân phận các cháu đi về đâu.

    Mọi người phải hiểu, bất kỳ việc làm nào liên quan đến việc cho nhận con nuôi cũng phải tuân thủ theo quy định pháp luật, kể cả những người có nhu cầu xin trẻ em về làm con nuôi khi không có khả năng sinh nở. Việc cho, nhận con nuôi là hoàn toàn chính đáng nhưng phải đảm bảo điều kiện, quy định của pháp luật về thủ tục pháp lý và điều kiện kinh tế để nuôi đứa trẻ khi được nhận về…

    Nước ta hiện nay đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập, có quy định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Nhưng tôi phải nhấn mạnh là việc thực hiện phải đúng theo pháp luật về việc cho và nhận con nuôi.

    Việc cho, nhận con nuôi là quá trình thay đổi, bàn giao sinh mạng của một con người. Chính vì là sinh mạng một con người nên rất cần thủ tục và quản lý chặt chẽ. Tôi rất sợ thời gian gần đây có một hiện tượng đáng lên án là hành vi lạm dụng việc cho, nhận con nuôi để có được trẻ em lạm dụng sức lao động, lạm dụng tình dục, rồi lấy các bộ phận cơ thể để phục vụ mục đích trục lợi là rất nguy hiểm…

    Chính vì vậy, việc quản lý các em không chặt chẽ để xảy ra sự việc như vậy ở chùa Bồ Đề là cảnh báo đối với chính quyền địa phương, tổ chức xã hội nơi chùa đóng trên địa bàn.

    Trước khi công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án, bắt bảo mẫu chùa Bồ Đề thì chính quyền phường Bồ Đề rồi công an quận Long Biên luôn khẳng định rằng không có chuyện mua bán trẻ em. Theo ông thì trong câu chuyện này, trách nhiệm của họ đến đâu?

    Một điều ngạc nhiên hơn cả là không hiểu vì sao mà thời gian vừa qua chính quyền và công an quận Long Biên, phường Bồ Đề, các đoàn thể ở địa phương gần như chỉ ca ngợi hoạt động từ thiện của chùa Bồ Đề mà không có phát hiện kịp thời về hành vi buôn bán trẻ em để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

    Tôi được biết hiện nay các cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra nhưng UBND quận Long Biên, phường Bồ Đề, Công an quận Long Biên, Công an phường Bồ Đề, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội và các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn cần xác định rõ vai trò, phân công công việc như thế nào để nhận trách nhiệm.

    Cá nhân các đồng chí cán bộ, lãnh đạo phường Bồ Đề, quận Long Biên cần thấy được trách nhiệm của mình. Việc đầu tiên phải làm là cần tự kiểm điểm, nhận trách nhiệm về việc quản lý lỏng lẻo. Tiếp đó trách nhiệm đến đâu cơ quan điều tra kết luận làm rõ và có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

    Xin trân trọng cảm ơn ông!
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-mua-ban-tre-chua-bo-de-lanh-dao-dia-phuong-can-tu-kiem-diem-a46987.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan