+Aa-
    Zalo

    Vũ khí thông minh Mỹ lộ điểm yếu tại chiến trường Ukraine

    (ĐS&PL) - Chiến thuật tác chiến điện tử của Nga được cho là đã và đang gây ra nhiều vấn đề cho các vũ khí thông minh mà Mỹ viện trợ Ukraine.

    Báo Dân trí đưa tin, giới chuyên gia nhận định rằng thực tế trên chiến trường cho thấy, các vũ khí thông minh của Mỹ vẫn có điểm yếu trong khả năng tác chiến điện tử và cần phải có các giải pháp để đối phó với đối thủ mạnh như Moscow trong tương lai.

    Ukraine đã sử dụng các loại vũ khí chính xác của Mỹ, như thống tên lửa phóng loạt HIMARS và bom thông minh JDAM trong suốt cuộc chiến hơn 2 năm qua, nhưng các biện pháp gây nhiễu của Nga thường xuyên làm giảm hiệu quả của những vũ khí này.

    Trung tướng Antonio Aguto, người đang giữ chức vụ chỉ huy Nhóm Hỗ trợ An ninh Ukraine, từng thừa nhận Mỹ gặp thách thức trước khả năng tác chiến điện tử của Nga và Washington đang nỗ lực tìm giải pháp.

    Hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS do Mỹ sản xuất. Ảng: Getty Images

    Hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS do Mỹ sản xuất. Ảng: Getty Images

    Đại tá Thủy quân lục chiến Mark Cancian đã nghỉ hưu và là cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, giải thích rằng việc Nga can thiệp vào hệ thống định vị GPS của Mỹ để làm lệch, vô hiệu vũ khí chính xác của Mỹ đã có hiệu quả.

    Tác chiến điện tử là một khái niệm rộng lớn, bao gồm nhiều kỹ thuật, như gây nhiễu, giả mạo thông tin mục tiêu. Gây nhiễu là tính năng đơn giản nhất khi thiết bị sẽ can thiệp vào tần số kết nối giữa vũ khí và hệ thống dẫn đường để chúng bị gián đoạn.

    Giả mạo thông tin mục tiêu là kỹ thuật phức tạp hơn khi nó sẽ gửi hàng loạt vị trí giả tới hệ thống định vị của vũ khí, làm cho nó tấn công chệch mục tiêu. Nga trong nhiều năm qua được xem là cường quốc về tác chiến điện tử.

    Khi Mỹ gửi các vũ khí thông minh tới Ukraine, Nga thường sẽ mất vài tháng hoặc thậm chí vài tuần để có thể thích nghi. Điều này khiến cho độ chính xác của những vũ khí này thường giảm dần theo thời gian.

    Theo VnExpress, Nga ngày càng tăng cường tác chiến điện tử để đối phó các loại đạn dẫn đường tầm xa mà phương Tây cung cấp cho Ukraine, như rocket HIMARS và đạn pháo Excalibur. Moscow cũng sử dụng năng lực này để gây nhiễu hoặc đánh lừa hệ thống phòng không Ukraine.

    Ban đầu, Ukraine nhận thấy đạn pháo Excalibur dẫn đường bằng GPS chệch mục tiêu. Sau đó, rocket từ hệ thống HIMARS, mà Ukraine từng khoe có độ chính xác "tuyệt vời", cũng không thể bắn trúng mục tiêu. Điều tương tự cũng xảy ra với những quả bom dẫn đường JDAM mà Mỹ cung cấp.

    Nhà phân tích Joe Barnes của Telegraph nhận định, nguyên nhân nằm ở mạng lưới thiết bị gây nhiễu tín hiệu vô tuyến, hồng ngoại và radar được Nga triển khai dọc theo tiền tuyến, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV của Ukraine.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/vu-khi-thong-minh-my-lo-iem-yeu-tai-chien-truong-ukraine-a421763.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan