Võ Tắc Thiên sinh vào năm Đường Cao Tổ Võ Đức thứ 7 (năm 624 công nguyên), là con thứ nữ của Võ Sỹ Tấn, quan đô đốc Hình Châu và đồng thời là công thần lập quốc của triều Đường. Dù “Tắc Thiên” không phải là tên thật của bà, mà là thụy hiệu “Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng Hậu” được gán cho bà sau khi qua đời. Khi lên nắm quyền thống trị đất nước, bà đã tự đặt tên cho mình là Võ Chiếu.
Năm Đường Thái Tông Trinh Quan thứ 11 (năm 637 công nguyên), Võ Tắc Thiên lúc ấy mới 14 tuổi và được Lý Thế Dân tuyển chọn vào cung phong làm Tài Nhân Ngũ phẩm, ban hiệu “Võ Mị”. Do sự kiện này, người đời sau thường gọi bà là “Võ Mị Nương”. Mặc dù ở trong cung suốt 12 năm nhưng bà không bao giờ được Lý Thế Dân sủng ái. Ngược lại, Lý Thế Dân lại phải lòng Thái Tử Lý Trị trong thời gian này.
Năm Đường Thái Tông Trinh Quan thứ 23 (năm 649 công nguyên), sau khi Lý Thế Dân qua đời, Võ Tắc Thiên rời cung và vào chùa Trường An Cảm Nghiệp Tự làm ni cô, cắt đứt liên lạc với Lý Trị. Tuy nhiên, Lý Trị không thể quên được nữ nhân tài năng này. Sau khi lên ngôi, ông đón Võ Tắc Thiên trở lại cung. Với sự ủng hộ của Lý Trị, Võ Tắc Thiên vượt qua Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục Phi để trở thành Hoàng Hậu, đồng thời trở thành đồng minh chính trị quan trọng trong việc chấn chỉnh hoàng quyền của Đường Cao Tông Lý Trị.
Cuối cùng, Võ Tắc Thiên trở thành hoàng đế của Võ Chu (690 – 705), triều đại làm gián đoạn nhà Đường. Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Quốc.
Việc Võ Tắc Thiên xưng đế là điều chưa từng có trong lịch sử phong kiến lúc bấy giờ, đặc biệt là khi thân phận và vai trò của người phụ nữ không được đánh giá cao.
Trong thời gian cầm quyền, dù không công khai, nhưng nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên còn nổi tiếng có hậu cung toàn mỹ nam. Trong đó, vào cuối đời, bà đặc biệt sủng ái hai anh em họ Trương là Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi.
Vì được nữ hoàng đế sủng ái nên hai nam sủng này chuyên quyền khiến nhiều quần thần bất bình. Trong số các đại thần, có người liều chết thuyết phục Võ Tắc Thiên từ bỏ nam sủng. Người là Địch Nhân Kiệt, tể tướng thời kỳ Võ Tắc Thiên trị vì, đồng thời là vị quan nổi tiếng là liêm minh. Lúc sinh thời, Võ Tắc Thiên rất tin tưởng và thường nghe theo lời khuyên của Địch Nhân Kiệt.
Sau khi Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế, Địch Nhân Kiệt lo ngại vì bà thường chiều chuộng, sủng ái nam nhân trong hậu cung. Nhất là hai anh em họ Trương từng bước tác động đến triều chính. Tuy nhiên, khi đối diện với trọng thần tài giỏi và liêm khiết này, Võ Tắc Thiên không vội nói và chỉ cho ông xem hai thứ.
Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiện đột nhiên xõa mái tóc đen dài vốn đã lốm đốm sợi bạc và để lộ hàm răng màu trắng. Hai thứ đen, trắng này chẳng phải giống với màu sắc của cờ vây hay sao.
Địch Nhân Kiệt nhìn thấy hai thứ trên liền hiểu ngay. Hóa ra nữ hoàng đế không mù quáng đắm chìm với nam sủng. Bà chỉ đang chơi cờ và anh em họ Trương chính là quân tốt trên bàn cờ đó.
Sở dĩ Võ Tắc Thiện sủng ái và dung túng hai nam sủng này là để đàn áp các đối thủ chính trị khác. Lúc bấy giờ, trong triều Võ Chu nảy sinh mâu thuẫn giữa hai thế lực là gia tộc họ Võ và họ Lý. Có lẽ nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên sử dụng hai nam sủng họ Trương để thao túng, giải quyết mâu thuẫn giữa hai gia tộc Võ – Lý và âm thâm thực hiện một cuộc chuyển giao quyền lực giữa hai triều đại.
Hiểu được điều này, quả nhiên từ đó Địch Nhân Kiệt không bao giờ thuyết phục hay nhắc đến nam sủng của nữ hoàng đế. Trong thâm tâm, vị quan nổi tiếng này đã bái phục nữ hoàng đế tài trí này.
Quả nhiên, sau nhiều năm đắc sủng, thế lực của huynh đệ họ Trương ngày càng lớn mạnh, khiến gia tộc họ Lý và họ Võ cảm thấy bất mãn. Từ đó, dẫn tới cuộc nội chiến giữa hai sủng nam của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên và liên minh hai gia tộc Lý – Võ.
Năm 705, nhóm người Trương Giản Chi dưới sự hậu thuẫn của thái tử Lý Hiển, tể tướng Võ Tam Tư, đã phát động chính biến Thần Long và trảm hết tất cả những thân thuộc của anh em họ Trương. Có vẻ như mọi thứ đều nằm trong tính toán của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên.
Trước khi qua đời, Địch Nhân Kiệt đã giới thiệu nhiều quan lại có tài năng, bao gồm Trương Giản Chi, Diêu Sùng, Hoàng Ngạn Phạm và Kính Huy. Những vị quan này sau đó đóng vai trò then chốt trong việc buộc nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên thiện nhượng trong năm 705 và đưa Đường Trung Tông Lý Hiển lên ngai vàng lần thứ hai. Do đó, người ta cho rằng Địch Nhân Kiệt chính là vị quan gián tiếp giúp khôi phục lại nhà Đường.
Phương Linh(T/h)