Trong khi nhiều hoàng đế khác luôn cố gắng xây dựng cho mình một khu lăng mộ tráng lệ và rực rỡ, nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên lại quyết định đòi được hợp táng cùng chồng, điều này thực sự khiến hậu thế cảm thấy tò mò.
Võ Tắc Thiên được xem là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa, và cũng là người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến hàng nghìn năm của Trung Quốc.
Tuy nhiên, khác với những hoàng đế khác xây dựng các khu lăng mộ khang trang, lộng lẫy, Võ Tắc Thiên lại có một quyết định đặc biệt khi mong muốn được hợp táng cùng chồng là Đường Cao Tông Lý Trị.
Võ Tắc Thiên làm vậy là vì bà lo nghĩ cho kết cục của bản thân sau khi chết đi. Bởi khi còn tại vị, bà đã làm rất nhiều chuyện ác độc để bảo toàn ngôi vị của mình. Dĩ nhiên, những kẻ mang thù hận với nữ hoàng đế này cũng nhiều vô kể.
Sự tàn ác của Võ Tắc Thiên đã trở thành một phần lịch sử với những câu chuyện đủ để làm hậu thế rùng mình. Cụ thể, để đạt được ngôi vị hoàng đế, bà không ngần ngại đẩy những người thân thích vào con đường tử thần: Cháu gái, cháu trai, và thậm chí cả con gái, con trai.
Khi đã giành được quyền lực, Võ Tắc Thiên thực hiện những chính sách độc tài để trừng trị những kẻ đe dọa tới quyền lực của mình. Điều này đã khiến cho thảm cảnh máu chảy đầu rơi xảy ra. Tuy chính sách độc tài của bà đã giúp củng cố ngai vàng, nhưng nó cũng đã tạo ra một hình ảnh kinh sợ về nữ hoàng đế trong tâm trí của hậu thế.
Theo những ghi chép trong cuốn sách "Chính truyện Võ Tắc Thiên" của tác giả Lâm Ngữ Đường, nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc đã diệt sạch hàng nghìn dòng họ, gia tộc cùng với 5 vị tể tướng đứng đầu trong các giai cấp quan lại. Do đó, không ngạc nhiên khi Võ Tắc Thiên phải tự suy nghĩ về kế hoạch an táng của chính mình.
Bà hiểu rõ rằng, sau khi bản thân mất đi, tài sản của bà sẽ trở về tay con cháu nhà Đường. Vì thế, việc xây dựng một nghĩa trang riêng cho mình sẽ tạo cơ hội cho hậu duệ nhà họ Võ bảo vệ di tích của Võ Tắc Thiên mãi mãi, mà không lo lắng về việc mộ bị phá hoại hay xác bị phá tan.
Với số lượng kẻ thù nhiều không đếm xuể, e rằng điều này là không thể! Do đó, chỉ có cách hợp táng với tiên đế Lý Trị, Võ Tắc Thiên mới có thể bảo toàn cho sự an nghỉ của mình sau khi mất đi được.
Sau khi thoái vị và truyền ngôi cho con trai Lý Hiển, Võ Tắc Thiên đã bày tỏ mong muốn được hợp táng với tiên đế Lý Trị. Tuy nhiên, mong muốn này của Võ Tắc Thiên đã nhận phải sự phản đối dữ dội từ phía các đại thần trong triều đình.
Bởi vì, dù sao bà cũng từng làm hoàng đế, tại sao không thể tự xây dựng phần mộ cho riêng mình? Hơn nữa, tại thời điểm đó, việc hợp táng đã bị cấm từ lâu, do đó nguyện vọng của nữ hoàng đế họ Võ là không hợp quy tắc.
Đối mặt với sự phản đối, khuyên ngăn từ các đại thần, Võ Tắc Thiên cũng không vì vậy mà từ bỏ. Bà đã kiên trì đến cùng trong việc thuyết phục con trai Lý Hiển và cuối cùng được Lý Hiển đồng ý. Ngày 16/2/705 sau CN, Võ Tắc Thiên qua đời, bà được hợp táng với Lý Trị tại Càn Lăng và được lập 1 tấm văn bia không chữ.
Phương Linh (T/h)