+Aa-
    Zalo

    Việt Nam “gã khổng lồ sản xuất mới của châu Á

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Bloomberg ví Việt Nam là “gã khổng lồ sản xuất mới của châu Á” bên cạnh những gã khổng lồ sản xuất truyền thống Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan.

    (ĐSPL) - Bloomberg ví Việt Nam là “gã khổng lồ sản xuất mới của châu Á” bên cạnh những gã khổng lồ sản xuất truyền thống Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan.

    Nhà máy may Esquel Group, Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore tại Thuận An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam

    Bloomberg nhận xét sản xuất của Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức ổn định do dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào. Theo số liệu của ngân hàng HSBC và Markit Economics, chỉ số nhà quản trị mua hàng sản xuất của Việt Nam liên tục vượt mức 50 điểm kể từ tháng 8/2013. Theo đó, Việt Nam là nước đầu tiên tại Châu Á đạt được thành tích trên.

    Bên cạnh đó, chỉ số PMI của Trung Quốc đã giảm trong 8 tháng cùng kỳ. Ngành sản xuất Thái Lan cũng bị hạn chế trong 22 tháng tính đến tháng 1/2015. 

    Chỉ số PMI của Việt Nam liên tục vượt mức 50 điểm

    HSBC và Markit cho biết “nhân tố chính giúp cải thiện tình hình kinh doanh của Việt Nam là việc tăng sản lượng sản xuất và các đơn đặt hàng mới”.

    Doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng các đơn đặt hàng mới từ cả khách hàng trong nước và nước ngoài, kết hợp “giá hàng hóa tại thị trường thế giới đi xuống cũng làm giảm chi phí đầu vào”, Andrew Harker, nhà kinh tế cấp cao tại Markit cho biết.

    Trong năm 2014, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ trong số 10 nước ASEAN. Vị trí chiến lược quan trọng, dân số trẻ và chi phí thấp hơn so với Trung Quốc, Việt Nam đã thu hút được những nhà sản xuất lớn như Samsung Electronics, Intel và Siemens, bên cạnh các công ty may mặc và giày dép.

    Thêm vào đó, tiền lương của nhân công Việt Nam vẫn ở mức thấp. Theo số liệu của Tổ chức lao động quốc tế, mức lương trung bình mỗi tháng tại Việt Nam 197 USD vào năm 2013, thấp hơn mức 391 USD của Thái Lan và 613 USD của Trung Quốc.

    Một ưu điểm nữa của ngành sản xuất Việt Nam là cơ cấu dân số trẻ, chỉ 6\% dân số có độ tuổi trên 60, thấp hơn tỷ lệ 10\% của Trung Quốc và Thái Lan, hay mức 13\% của Hàn Quốc.

    Tất nhiên, sản xuất của Việt Nam phần lớn vẫn tập trung vào các ngành có kĩ thuật thấp như dệt may, may mặc, đồ nội thất, thiết bị điện tử. Tuy nhiên, tình hình có thể chuyển biến khi các doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo nhân lực và nghiên cứu phát triển.

    Tình trạng bất ổn trong thành phần công nhân viên đang là một vấn đề nhức nhối tại Việt Nam. Điều này có thể cản trở tới sự “trở mình” và “trỗi dậy” của Việt Nam.

    THÙY LINH (theo Bloomberg)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viet-nam-ga-khong-lo-san-xuat-moi-cua-chau-a-a89526.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan