+Aa-
    Zalo

    Viêm mũi ở trẻ: Không thể coi thường

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thời điểm giao mùa, nhất là chuyển từ mùa đông sang mùa xuân, trời ẩm ướt, nấm mốc phát triển, phát tán vào không khí là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em

    (ĐSPL) - Thời điểm giao mùa, nhất là chuyển từ mùa đông sang mùa xuân, trời ẩm ướt, nấm mốc phát triển, phát tán vào không khí là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em.

    Độ tuổi dễ bị viêm mũi

    Bệnh viêm mũi rất hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, lúc chuyển mùa, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém. Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo.

    Chứng bệnh này là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tái phát nhiều lần dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp...

    Triệu chứng viêm mũi

    Ngứa mũi là hiện tượng đầu tiên khi trẻ bị viêm xoang, biểu hiện là trẻ thường lấy tay day vào mũi và hắt hơi từng hồi hoặc từng cái một, nặng đầu, đau mỏi chân tay. Sốt khoảng 39 độ C. Ban ngày thì nằm lịm, ban đêm thì quấy khóc, bứt rứt, bắt mẹ phải bế trên tay.  

    Mũi của trẻ có hiện tượng chảy nước mũi trong, loãng hoặc mũi nhầy mủ và ho khiến trẻ thường lấy tay quệt ngang mũi gây kích ứng tấy đỏ vùng dưới mũi. Có khi còn gây ngạt mũi, khó thở, nhiều lúc phải thở bằng miệng.

    Viêm mũi ở trẻ: Không thể coi thường

    Bệnh kéo dài khoảng 3-5 ngày thì thuyên giảm: mũi bớt chảy, thở thông, nhiệt độ trở lại bình thường. Tuy nhiên triệu chứng tiêu chảy và nôn còn kéo dài thêm độ 2 ngày nữa.

    Trong trường hợp các biểu hiện trên không giảm mà tiếp tục kéo dài trên 1 tuần thì các bậc phụ huynh cần phải đề phòng vì trẻ có thể bị biến chứng của viêm mũi. Các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng ở trẻ như gây thủng màng nhĩ, làm giảm sức nghe… Nếu trẻ không may bị viêm mũi cần điều trị ngay cho trẻ để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.

    Xử lý khi bị viêm mũi 

    Khi trẻ bị viêm mũi, các bậc phụ huynh cần nhỏ mũi cho trẻ với dung dịch nước muối 0,9\%, ngày 3 - 4 lần cho đến khi trẻ hết triệu chứng chảy nước mũi hay ngạt thở… Đây là phương pháp hiệu quả nhất, bởi với trẻ nhỏ không nên dùng quá nhiều kháng sinh.

    Nếu thấy mũi trẻ chứa nhiều dịch mũi chảy ra thì cần lấy ra cho mũi được thông, dễ thở. Các bậc phụ huynh cũng có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách lau người bằng khăn nhúng nước ấm và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

    Thường xuyên thay quần áo sạch sẽ, cho trẻ mặc quần đủ ấm, nơi ở đảm bảo thông thoáng nhưng kín gió. Không để chân trẻ bị ướt hoặc bị lạnh, nhất là khi đi ngủ.

    Bổ sung dưỡng chất như thịt, cá, trứng, rau quả… và ăn các đồ ăn nóng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ,

    Khắc phục thói quen ngoáy mũi, lấy tay quệt mũi của trẻ tránh làm sưng đỏ vùng da xung quanh mũi.

    Theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên để kịp thời xử trí nếu trẻ sốt quá cao. Trong trường hợp có biểu hiện lạ cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế để theo dõi và điều trị.

    Phòng bệnh viêm mũi ở trẻ

    Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, luôn giữ không khí trong nhà khô ráo, thông thoáng (có thể chạy điều hòa hoặc máy hút ẩm trong những ngày trời nồm).

    Khi cho trẻ ra ngoài cần mặc ấm, đeo khẩu trang để hạn chế việc hít phải bụi bẩn hoặc không khí lạnh.

    Không trồng các loại hoa có nhiều phấn trong nhà, tránh việc trẻ tiếp xúc với bụi phấn hoa.

    Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng bằng cách đánh răng, súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển sâu.

    Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

    Minh Anh (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viem-mui-o-tre-khong-the-coi-thuong-a24323.html
    Phòng bệnh cho trẻ khi thủy đậu vào mùa

    Phòng bệnh cho trẻ khi thủy đậu vào mùa

    (ĐSPL) - Bệnh thủy đậu là bệnh khá lành tính nhưng một số trường hợp có thể biến chứng nặng gây viêm phổi, não…Vì vậy, các bậc phụ huynh có con nhỏ không nên chủ quan.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phòng bệnh cho trẻ khi thủy đậu vào mùa

    Phòng bệnh cho trẻ khi thủy đậu vào mùa

    (ĐSPL) - Bệnh thủy đậu là bệnh khá lành tính nhưng một số trường hợp có thể biến chứng nặng gây viêm phổi, não…Vì vậy, các bậc phụ huynh có con nhỏ không nên chủ quan.

    Táo bón ở trẻ nhỏ - nguyên nhân và cách xử trí

    Táo bón ở trẻ nhỏ - nguyên nhân và cách xử trí

    (Sức khỏe Online) - Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đa số táo bón ở trẻ em là do chức năng bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, được gọi là táo bón chức năng. Táo bón khiến trẻ biếng ăn, ­­đau bụng, nôn trớ, hay quấy khóc, nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn. Làm sao để khắc phục tình trạng này?