Trẻ thường xuyên quấy khóc mỗi lần tiểu tiện, tay có phản xạ đưa xuống vùng kín cùng biểu hiện cáu gắt, khó chịu... thì các bậc cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi đó chính là dấu hiệu cảnh báo sớm nhất căn bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em, hiện đang chiếm 10 - 15% tổng số người mắc bệnh hiện nay.
Hơn nữa, với sức đề kháng của trẻ còn yếu, khả năng vi khuẩn phát triển sẽ rất nhanh và gây ra các biến chứng nhiễm trùng máu, bể thận, viêm thận mãn tính... Vậy nên, để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời bạn cùng tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây.
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em xảy ra khi nào?
Viêm đường tiết niệu gây ra bởi các loại vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng hoặc virus. Đứng đầu là vi khuẩn E.coli, ngoài ra còn có các loại vi khuẩn khác như Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa và Enterococci... bằng cách nào đó chúng trú ngụ ở xung quanh hậu môn rồi theo đường niệu đạo vào bàng quang gây nhiễm trùng ở trẻ em.
Để giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về lý do tại sao bệnh viêm đường tiết niệu có thể đến với con mình, bạn cần lưu ý ở những nguyên nhân sau:
Môi trường sống bị ô nhiễm, nguồn nước bị nhiễm bẩn.
Thói quen vệ sinh chăm sóc trẻ không đúng cách. Thường xuyên cho trẻkhông mặc quần hoặc mặc quần thủng, chơi trên mặt đất, khiến vi khuẩn tấn công.
Sử dụng bỉm không đúng cách (quên thay bỉm, chọn bỉm loại không khô thoáng cho da bé...), bé không rửa tay sau khi đi vệ sinh... đều có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu ở trẻ em?
Bệnh viêm đường tiết niệu có thể gặp phải ở cả bé trai và bé gái. Tuy nhiên, ở bé gái thường chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do cấu trúc sinh lý là niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật từ phân sang.
Trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu.
Trẻ từng mắc phải các bệnh lý đường tiết niệu, làm cho nước tiểu của trẻ không được lưu thông tốt, gây ứ đọng và nhiễm khuẩn.
Chít hẹp đường dẫn nước tiểu do chít hẹp bao quy đầu (bé trai); hoặc chít hẹp khúc nối bể thận niệu quản gây ứ đọng nước tiểu.
Bàng quang thần kinh: Là tình trạng bàng quang giãn to, mất trương lực co bóp hoặc rối loạn trương lực co bóp không đẩy hết được nước tiểu ra ngoài sau mỗi lần đi tiểu.
Suy giảm sức đề kháng: Nhiễm virus cúm, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường hô hấp... làm tăng nguy cơ bị bệnh đường tiết niệu.
Dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em?
Ngay khi nhận thấy con có những biểu hiện bất thường dưới đây, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà cần cho con gặp bác sỹ càng sớm càng tốt:
Tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, khi đi tiểu phải rặn, tiểu nhiều về đêm.
Nước tiểu có màu trắng đục, nhiều cặn lắng đọng.
Nước tiểu mùi khai hoặc nặng mùi hơn bình thường.
Trẻ thường quấy khóc mỗi khi tiểu tiện, hoặc tự ý đưa tay xuống vùng kín.
Sốt cao liên tục trên 39 độ C khó hạ.
Trẻ có thể bị nôn hoặc tiêu chảy.
Trẻ có thể biếng ăn, kém chơi, hay quấy khóc.
Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em như thế nào hiệu quả?
Muốn biết trẻ có bị viêm đường tiết niệu hay không, phải căn cứ vào một trong các dấu hiệu (hoặc có nhiều dấu hiệu) như mô tả ở trên. Đồng thời, bác sỹ sẽ chỉ định lấy nước tiểu làm xét nghiệm.
Thông qua xét nghiệm này mới có thể biết được trong nước tiểu có vi khuẩn hay vi nấm. Hoặc cũng có thể kiểm tra toàn bộ hệ thống đường tiết niệu bằng siêu âm và một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để góp phần chẩn đoán chính xác trẻ có bị viêm đường tiết niệu hay không?
Sau khi có kết quả chính xác, căn cứ vào nguyên nhân, mức độ và độ tuổi cụ thể, bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho trẻ.
+ Thông thường, trẻ sẽ được chỉ định điều trị bệnh viêm bằng phác đồ nội khoa (dùng thuốc). Đó có thể là một số loại thuốc Tây y đặc hiệu có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm ngứa hiệu quả.
Tiếp đó, để nâng cao sức khỏe bác sĩ sẽ kết hợp điều trị bằng Đông y để giải độc, mát gan, lợi tiểu, tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cho cơ thể để ngăn chặn khả năng tái phát của bệnh.
+ Với những bé trai mắc viêm đường tiết niệu do chứng hẹp bao quy đầu thì chờ đến độ tuổi 9 - 12 tuổi, sẽ được thực hiện cắt bao quy đầu để chấm dứt viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, để giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát cha mẹ cần lưu ý:
Chú ý thay bỉm ngay sau khi trẻ đi vệ sinh. Khi thay bỉm cho trẻ, cần xem có cặn trắng xuất hiện trên bỉm không.
Khi làm vệ sinh cho trẻ sau mỗi lần đi ngoài, cần lau từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào lỗ tiểu, nhất là đối với bé gái.
Cho con đi tiểu ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn tiểu quá lâu.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống nhiều nước mỗi ngày.
Tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa, không tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc...
Mọi thắc mác về bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em các bậc cha mẹ vui lòng chat qua [Hệ thống tư vấn trực tuyến] hoặc gọi tới Hotline: 03.59.56.52.52 để được các bác sỹ tư vấn và giải đáp miễn phí mọi thắc mắc mà bạn đang gặp phải.
Tham vấn y khoa: Tiến sĩ- Bác sĩ Nguyễn Phương Hồng
Website: bsnguyenphuonghong.com
Địa chỉ: Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi- Bác sĩ Nguyễn Phương Hồng
Trang